7/8/23

CHỨNG TEO RÚT BẮP THỊT


CHỨNG TEO RÚT BẮP THỊT 

Dịch và bổ sung cước chú: Phạm Văn Bân Fàn Wénbīn,范文彬- July 08, 2023 

Dẫn nhập của người dịch

Triết lý Nhà Phật tóm gọn kiếp sống của con người qua bốn giai đoạn: sinh, lão, bệnh, rồi tử. Tôi  thiển nghĩ là rõ ràng hai giai đoạn lão và bệnh quyện lẫn vào nhau - không nhất thiết phải lão rồi  mới mắc bệnh. Tuy nhiên, nói chung, hầu hết người ta đều tuần tự diễn biến như vậy, trừ khi qua  đời bất thình lình vì tai nạn, hoặc mắc bệnh ngặt nghèo và mất sớm. Dù thế nào, tinh túy của triết  lý Nhà Phật là giữ tâm trạng chấp nhận để thoát khổ của vòng sinh tử liên miên, đời đời kiếp kiếp. 

Một nguyên nhân và cũng là dấu hiệu cho cả lão và bệnh là hiện tượng bị mất bắp thịt. Đây là một  lý do mà trớ trêu thay, đại đa số người ta không biết đến, kể cả bác sĩ trong nhiều chuyên khoa. 

Y khoa có hai tiếng để chỉ sự mất bắp thịt, đó là hai chứng cachexia và sarcopenia - cả hai tiếng  này đều xuất phát từ tiếng Greek/Hy-lạp.  

Theo nghĩa đen, chứng cachexia/cachexia/惡病體質: ác bệnh thể chất (tiếng Greek: “cac” nghĩa  là ‘xấu/bad,’ và “hexis” nghĩa là ‘tình trạng/condition’: tình trạng tồi tệ) có thể dịch theo nghĩa  bóng là bệnh-nặng, liên quan đến các căn bệnh tiềm ẩn, gây ra tình trạng mất bắp thịt liên tục mà  không thể phục hồi hoàn toàn qua việc bổ sung dinh dưỡng. Cachexia là tiếng chung, bao trùm  một loạt bệnh mà phổ biến nhất là ung thư, congestive heart failure/suy tim sung huyết, bệnh phổi  tắc nghẽn mãn tính/chronic obstructive pulmonary disease, bệnh thận mãn tính, và AIDS. 

Chứng teo rút bắp thịt (sarcopenia/sarcopenia/肌肉減少症 cơ nhục giảm thiểu chứng (tiếng Greek:  “sarco,” nghĩa là thịt/flesh, và “penia” nghĩa là sự thiếu sót/deficiency hay nghèo nàn/poverty) là  một hội chứng bắp thịt bị suy giảm do tuổi tác và khi tình trạng này trở nên tồi tệ hơn sẽ dẫn đến  suy giảm sức mạnh của bắp thịt và hoạt động thể chất hàng ngày một cách đáng lo ngại. 

Cả hai chứng cachexia và sarcopenia đều cho thấy rõ vấn đề lão là do bị mất bắp thịt. Tình trạng teo rút bắp thịt ở người cao tuổi qua diễn trình lão hóa có thể bị tăng nhanh do các yếu tố bệnh lý  và hành vi như suy dinh dưỡng và phong cách sống ít vận động (la dénutrition et la sédentarité). 

Bắt đầu từ 40 tuổi trở lên, trong phong cách bình thường, người ta sẽ bị mất dần bắp thịt, và ước  tính đến khoảng 65 tuổi đến 80 tuổi, diễn trình teo rút bắp thịt sẽ nhanh hơn trước đó, và sẽ mất  đến 50% bắp thịt khiến cho da bị nhăn nheo, bắp thịt tay chân và mông không còn săn chắc mà bị nhão ra, đi đứng không vững, dễ té ngã, v.v. Thể dục bằng cách đi bộ và tập tạ dumbbells bao giờ cũng là cách tốt nhất để làm chậm diễn trình teo rút bắp thịt - tức là giúp cho tự-điều-khiển tất cả cử động/autonomous trong sinh hoạt hàng ngày. 



Các triệu chứng của teo rút bắp thịt là:

• Mất sức chịu đựng/stamina về thể chất lẫn tinh thần
• Khó khăn trong các hoạt động đi đứng, cử động hàng ngày.
• Bước đi chậm.Khó khăn để bước lên cầu thang.
• Khó giữ thăng bằng và dễ bị té ngã.Khối lượng bắp thịt bị suy giảm.

Đáng lưu ý là sau khi đã mất bắp thịt nhưng chịu khó tập tạ dumbbells thì bắp thịt chắc chắn được  phục hồi; đó là kinh nghiệm thực tế trong 10 năm qua của tôi. 

Cách tập tạ dumbbells của tôi đơn giản: mua 2 quả tạ như hình trên, 10 lbs/quả, tập 30 phút/ngày  trong 5 ngày/tuần, tập ở nhà vào bất cứ lúc nào muốn tập, với 5 thế kích động toàn thân thể như  xoay trái và phải, deadlifts, gập lưng phía trước và sau giống như cúi lạy, đứng, ngồi, và đẩy tạ lên  xuống. Rất hiệu quả - tôi không hề bị trở ngại khi đi, đứng, nằm, ngồi, chạy hay bước lên hay bước  xuống cầu thang, không bị đau thắt lưng, bả vai, và nhất là tối ngủ sâu, rất ngon giấc! 

Dưới đây là bốn bài dịch sang tiếng Việt (bản gốc tiếng Anh đính kèm ngay sau bài dịch), có tựa  đề: 

The muscle-wasting condition ‘sarcopenia’ is now a recognised disease. But we can all  protect ourselves - Tình trạng gầy-mòn-bắp-thịt ‘sarcopenia’ nay được công nhận là một  bệnh. Nhưng tất cả chúng ta đều có thể tự bảo vệ mình. 

Muscle Loss in Older Adults and What to Do About It - Sự Mất Bắp Thịt ở Người Lớn Tuổi  và Làm Sao Đối Phó 

Slowing or reversing muscle loss - Làm chậm hoặc đảo ngược diễn trình mất bắp thịt Muscle Is the Cornerstone of Longevity - Bắp Thịt là Nền Tảng Quan Trọng của Tuổi Thọ 

* * 

Bài 1: Tình trạng gầy-mòn-bắp-thịt ‘sarcopenia’ nay được công nhận là một  bệnh. Nhưng tất cả chúng ta đều có thể tự bảo vệ mình. 

Khi chúng ta già đi, khổ cỡ và sức mạnh của bắp thịt dần dần tồi tệ hơn. Điều này có thể ảnh hưởng  đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của chúng ta như đứng lên khỏi ghế, bước lên cầu thang hoặc xách đồ tạp hóa. 

Đối với một số người, việc gầy-mòn-bắp-thịt 1 trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến té ngã, yếu ớt,  bất động và mất khả năng tự điều khiển. 


1 Gầy-mòn-bắp-thịt dịch chữ muscle-wasting: sự suy yếu, teo rút, và mất bắp thịt gây ra do bệnh tật hoặc do không dùng đến. Gầy-mòn-bắp-thịt làm giảm sức mạnh và khả năng cử động.
https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/cancer-terms/def/muscle-wasting:

Những người bị mất khối lượng bắp thịt, sức mạnh và chức năng rõ rệt có thể đang mắc phải một  tình trạng gầy-mòn-bắp-thịt nghiêm trọng nhưng ít được nhận biết được gọi là chứng teo rút bắp  thịt/sarcopenia. Chứng teo rút bắp thịt đối với bắp thịt cũng giống như chứng loãng xương đối với  xương của chúng ta. 

Chứng teo rút bắp thịt nay được công nhận là một căn bệnh sau khi được bổ sung vào danh sách  chính thức của các bệnh của Úc, được gọi là (ICD-10-AM). 

Do tình trạng này có thể ảnh hưởng đến gần một phần ba số người lớn tuổi trong cộng đồng,2 nên  đã đến lúc tác động của nó được công nhận và nói đến. 


2 Đọc thêm: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30052707/
The prevalence of sarcopenia in community-dwelling older adults, an exploration of differences
between studies and within definitions: a systematic review and meta-analyses

Điều đáng mừng là những người bị teo rút bắp thịt có thể tái-xây-dựng khối lượng bắp thịt và sức  mạnh thông qua tập luyện sức mạnh hoặc sức đề kháng và một số điều chỉnh cách ăn uống. Trong thực tế, đây là những điều mà tất cả chúng ta có thể làm để bảo vệ chính chúng ta. 

Nguyên nhân gây teo rút bắp thịt? 

Lão hóa làm gián đoạn khả năng của cơ thể trong việc sản xuất chất đạm/proteins cần thiết để phát  triển hoặc duy trì bắp thịt. 3 Khi chúng ta già đi, cũng có ít tín hiệu hơn được gửi từ não đến bắp thịt, dẫn đến sự mất khối lượng và khổ cỡ của bắp thịt. 



3 Đọc thêm:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/?term=Nutritionally+essential+amino+acids+and+metabolic+si
gnaling+in+aging, Nutritionally essential amino acids and metabolic signaling in aging.



Các nguyên nhân khác gây teo rút bắp thịt có thể bao gồm:

• Không hoạt động về thể chất
• Suy dinh dưỡng
• Thay đổi nội tiết tố/hormones như testosterone và nội tiết tố tăng trưởng 
• Viêm gia tăng
• Sự xuất hiện của các bệnh-liên-quan-đến-tuổi-già khác

Ai mắc chứng teo rút bắp thịt? 

Ước tính rằng chứng teo rút bắp thịt ảnh hưởng từ 10% đến 30% người lớn tuổi sống trong cộng  đồng, thay đổi tùy theo lứa tuổi và nhóm dân tộc. Chứng teo rút bắp thịt tăng lên khoảng từ 40%  đến 50% ở những người trên 80 tuổi hoặc sống trong viện dưỡng lão, và lên đến 75% ở những  bệnh nhân nội trú lớn tuổi trong bệnh viện. 

Chứng teo rút bắp thịt phổ biến nhất ở người lớn tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn trong  đời. Ở lứa tuổi 40, khối lượng bắp thịt và sức mạnh bắt đầu suy giảm, và nếu không có sự can thiệp  như tập thể dục thường xuyên thì sự mất mát này sẽ tăng nhanh theo tuổi tác. Ở tuổi 70, có tới một  nửa khối lượng bắp thịt bị mất đi và phần mất này thường được thay thế bằng các mô mỡ và mô  xơ, đặc biệt ở những người không vận động. 

Bên trái, bắp thịt đùi non, khỏe mạnh. Bên phải, bắp thịt đùi bị ảnh hưởng bởi chứng teo rút bắp  thịt. 

Chứng teo rút bắp thịt thường có ở những người mắc các bệnh khác như ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh thận mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị những tình trạng này nhưng có thể góp phần gây ra chứng teo rút bắp thịt, bởi vì chúng có thể gây  ra sự mất cân bằng trong chuyển hóa bắp thịt và phá vỡ các đường điều khiển khối lượng bắp thịt. 

Tuy nhiên, bởi vì nhiều chuyên viên y tế có ít kiến thức về chứng teo rút bắp thịt và hậu quả của  nó, nên họ không nhất thiết phải xem xét hoặc điều trị tình trạng gầy-mòn-bắp-thịt do tuổi tác,  cách ăn uống hoặc thuốc men. 

Hậu quả của chứng teo rút bắp thịt 

Bắp thịt của bộ xương/skeletal muscle là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, chiếm khoảng 40% trọng  lượng cơ thể. Bắp thịt của bộ xương tối cần thiết cho cả chức năng vận động lẫn trao đổi  chất/metabolic functions như điều tiết lượng đường trong máu. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi  chứng teo rút bắp thịt có liên quan đến nhiều hậu quả bất lợi cho sức khỏe. 

Chứng teo rút bắp thịt có liên quan đến suy giảm khả năng vận động, loãng xương, té ngã, gãy  xương, yếu ớt/frailty, kết quả kém sau giải phẫu, thể chế hóa/institutionalisation,4 nhập viện, suy  giảm phẩm chất trong cuộc sống và chết sớm/premature death. 


4 Trong xã hội học, thể chế hóa là diễn trình đưa một số quan niệm (thí dụ: niềm tin, chuẩn mực, vai trò xã hội, giá trị cụ thể hoặc phương thức của hành vi) vào trong một tổ chức, hệ thống xã hội hoặc xã hội nói chung. Jean-Jacques Rousseau viết trong tác phẩm Hợp đồng Xã hội rằng “Nô lệ mất tất cả mọi thứ trong xiềng xích của họ, ngay cả mong muốn thoát khỏi chúng: họ yêu thích tình trạng tôi tớ của họ.” Thể chế hóa là một diễn trình tương tự. In sociology, institutionalisation (or institutionalization) is the process of embedding some conception (for example a belief, norm, social role, particular value or mode of behavior) within an organization, social system, or society as a whole. Jean-Jacques Rousseau wrote in his opus The Social Contract that “Slaves lose everything in their chains, even the desire of escaping from them: they love their servitude.”Institutionalization is a similar process.

Điều trị chứng teo rút bắp thịt 

Hiện nay không có thuốc nào được phê duyệt để điều trị chứng teo rút bắp thịt, và nghiên cứu để khẳng định loại thuốc mới vẫn chưa có kết luận. Khuynh hướng có hiệu quả nhất mà chúng ta có  là tập luyện sức đề kháng hoặc sức mạnh/resistance or strength training, nên được tập luyện ít nhất  hai lần một tuần và kết hợp với sự can thiệp về dinh dưỡng (giàu-protein/protein-enriched). 

Bắp thịt của bộ xương có khả năng thích nghi và tái tạo rất đáng kể để đáp ứng với trọng tải. Gia  tăng khối lượng bắp thịt 5-10% và cải tiến sức mạnh bắp thịt 30-150% đã được quan sát thấy sau  12 tuần tập luyện sức đề kháng, ngay cả ở bệnh nhân lớn tuổi trong viện dưỡng lão và bệnh nhân  nhập viện và những người rất già. Điều này tương đương với việc lấy lại khối lượng bắp thịt đã  mất trong hơn một thập niên. 

Mọi người sẽ đáp ứng được với tập luyện sức đề kháng nếu được quy định phù hợp, nhưng có ít  hơn 15% người Úc lớn tuổi tham gia tập luyện sức đề kháng hai lần một tuần. 

Những sinh lý gia về tập thể dục được-công-nhận là những người ở vị trí tốt nhất để kê đơn và  cung cấp các chương trình tập thể dục được-dựa-trên-bằng-chứng cho người lớn tuổi và những  người mắc các bệnh mãn tính bao gồm chứng teo rút bắp thịt. 

Các yếu tố dinh dưỡng, chẳng hạn như protein, cũng rất quan trọng để duy trì bắp thịt, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi có thể bị suy dinh dưỡng. Để bảo đảm bảo đủ lượng protein mỗi ngày,  hầu hết mọi người nên nhắm đến một đến ba khẩu phần thịt nạc, thịt gia cầm, cá/hải sản, trứng,  nuts/hạt hoặc các loại đậu. 

Lượng sinh tố D bị thấp cũng có liên quan đến yếu bắp thịt và té ngã. Phơi nắng mặt trời là cách  chính để có được sinh tố D, nhưng khi thích hợp, bác sĩ có thể đề nghị uống bổ sung sinh tố D. 

Hãy tiến về phía trước 

Việc công nhận chứng teo rút bắp thịt là một căn bệnh riêng biệt tại Úc là rất quan trọng để nâng  cao nhận thức về tình trạng này giữa các chuyên viên y tế và cộng đồng rộng lớn hơn. 

Nâng cao nhận thức sẽ dẫn đến điều trị thường xuyên tốt hơn cho những người bị chứng teo rút  bắp thịt. Thí dụ: bác sĩ lão khoa xác định bệnh nhân bị chứng teo rút bắp thịt có thể giới thiệu họ đến một sinh lý gia về tập thể dục theo kế hoạch quản trị bệnh mãn tính, bao gồm tối đa năm buổi  trị liệu được-giảm-giá bởi Medicare với chuyên viên y tế trong một năm. 

Nói rộng hơn, sự công nhận là một bước tối cần thiết nếu chúng ta muốn thấy có bất cứ thay đổi  nào đối với chính sách y tế công cộng. Sự công nhận sẽ giúp thu thập dữ liệu nghiêm ngặt hơn về mức độ phổ biến của chứng teo rút bắp thịt, và mở đường cho các nguồn lực bổ sung được nhắm  mục tiêu vào việc phòng ngừa. 

Ngay bây giờ, thách thức lớn nhất trong lãnh vực này là chẩn đoán chính xác và thuần nhất tình  trạng bệnh. Loại đánh giá về khối lượng bắp thịt, sức mạnh và chức năng được dùng để chẩn đoán  chứng teo rút bắp thịt vẫn tiếp tục được tranh luận. Chúng ta cần tiến tới một định nghĩa quốc tế duy nhất bao gồm các tiêu chuẩn cụ thể theo vùng và nhóm dân tộc. 

* * 

Bài 2: Sự Mất Bắp Thịt ở Người Lớn Tuổi và Làm Sao Đối Phó

Sự mất khối lượng bắp thịt ở người lớn tuổi có thể dẫn đến té ngã, và việc thụ động trong đại dịch  không giúp được gì cả. 



Người lớn tuổi có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn nhiều so với những người trẻ tuổi,  nhưng nhiều người cũng phải đương đầu với một nguy cơ sức khỏe khác, ít được công nhận hơn  và có liên quan đến đại dịch: mất khối lượng bắp thịt. Sự mất mát này là một trong những lý do  chính yếu dẫn đến té ngã - tức là nguyên nhân số một gây tai nạn tử vong ở những người từ 65  tuổi trở lên. 

Cũng được gọi là chứng teo rút bắp thịt/sarcopenia - từ tiếng Greek/Hy-lạp “sarco,” nghĩa là  thịt/flesh, và “penia” nói đến sự thiếu sót/deficiency hay nghèo nàn/poverty - sự mất mát khối  lượng bắp thịt và sức mạnh là phổ biến ở những người lớn tuổi, nhưng bắt đầu sớm nhất ở lứa tuổi  30 của chúng ta. Cách ăn uống kém là một yếu tố nguy cơ gây chứng teo rút bắp thịt; không hoạt  động thể chất cũng vậy. Lúc này đây, khi các phòng tập thể dục đóng cửa và các trung tâm cộng  đồng bị phong tỏa, nhiều người lớn tuổi bị cho là ít vận động hơn bao giờ hết. 

Tôi lãnh đạo một nhóm khoa học gia nghiên cứu vai trò của hoạt động thể chất và cách ăn uống  đối với chứng teo rút bắp thịt tại Jean Mayer USDA Human Nutrition Research Center on Aging  at Tufts University/Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Con người của USDA Jean Mayer về Lão  hóa tại Đại học Tufts. Mỗi ngày tôi đều bị tấn công vì tình trạng này ảnh hưởng đến bệnh nhân  như thế nào. Chứng teo rút bắp thịt không chỉ có thể dẫn đến té ngã; mà cũng có thể dẫn đến sự cô  lập xã hội do té ngã, và điều này có thể gây ra một loạt hậu quả tiêu cực về sức khỏe đối với người  lớn tuổi. Đây là một thí dụ khác về sự tàn phá do đại dịch gây ra. 

Tuy nhiên, chứng teo rút bắp thịt không phải là duy nhất vào thời coronavirus. Khi người ta già đi,  họ sẽ mất khối lượng bắp thịt và sức mạnh như là một phần trong diễn trình lão hóa tự nhiên. Khi con người mất khối lượng bắp thịt thì sẽ được thay thế bằng mô mỡ và sợi, khiến cho bắp thịt trông  giống như miếng bít-tết-có-sớ-mỡ/marbled steak. Tốc độ suy giảm khác nhau, với những người  lớn tuổi không hoạt động thì sẽ mất nhiều hơn những người khác. Các nghiên cứu gia ước tính  rằng, nói chung, những người trong lứa tuổi từ 60 đến 70 đã mất 12% khối lượng bắp thịt, với  những người trên 80 tuổi đã mất 30%. 

Sự mất mát này không chỉ là da bị chảy xệ và cánh tay bị nhão. Sự mất mát khối lượng bắp thịt  còn dẫn đến mất khả năng làm các hoạt động hàng ngày ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn như  đi bộ. Điều đó có thể bắt đầu một loạt hiệu ứng, bao gồm cử động chậm hơn và mất thăng bằng,  do đó cũng hạn chế khả năng để sinh sống một cách trọn vẹn. 

Ngoài ra, chứng teo rút bắp thịt có liên quan đến chứng viêm, kháng nội tiết tố insulin, giảm mức testosterone và estrogen, và các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim  và bệnh phổi. 

Làm thế nào để tránh mất bắp thịt 

Không có loại thuốc nào được FDA chấp thuận để điều trị chứng teo rút bắp thịt, nhưng các liệu  pháp đề cử đang được tiến hành.5 Trong khi đó, có cả khối bằng chứng nổi bật về những ích lợi  tích cực của hoạt động thể chất và dinh dưỡng thích hợp để ngăn ngừa và điều trị chứng teo rút  bắp thịt. Tất cả loại thể dục đều mang lại ích lợi, nhưng tập luyện sức đề kháng hoặc sức mạnh là  cách tốt nhất. 


5 in the pipeline: đang được tiến hành: In progress or about to be started or implemented. Under way, in process or in progress. There are no FDA-approved medications to treat sarcopenia, but candidate therapies are in the pipeline. Don't worry, your raise is in the pipeline for next quarter. I hear some big changes are in the pipeline. Backed up somewhere in a process; in process; in a queue. The blueprints for the new machine are in the pipeline, but it will take months to get approval. There's a lot of goods still in the pipeline. That means no more new orders will be shipped for a while. If something is in the pipeline, it is being planned or developed. New security measures are in the pipeline, including closed-circuit TV cameras in most stores. Already being considered, planned, prepared or developed, but not yet ready: We have an interesting new database program in the pipeline. It should be on sale early next year. The word pipeline entered the language in the latter half of the 19th, and by the 1920s the term was used also for a channel of supplies or information. The current cliché came into use about thirty years later.

Một nghiên cứu về người lớn tuổi cho thấy đi bộ và tập luyện sức mạnh ở-cường-độ-thấp/low intensity strength training làm giảm nguy cơ bị khuyết tật về cử động khi so sánh với một nhóm  có-điều-khiển về giáo dục sức khỏe trong suốt hai năm. 

Những người trước đây ít vận động - tức là những người báo cáo hoạt động thể chất ít hơn 20 phút  mỗi tuần - đã cho thấy những ích lợi lớn nhất. Bằng cách thêm ít nhất 48 phút hoạt động thể chất  vào thông lệ hàng tuần, họ đã giảm được nguy cơ bị khuyết tật nhiều nhất. 

Các nghiên cứu quan sát khác cho thấy cách ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến sự suy giảm khối  lượng và sức mạnh bắp thịt do tuổi tác. Lượng protein nhận vào có thể giữ tác động. Trong một nghiên cứu, những người lớn tuổi hấp thụ ít protein nhất có số điểm bị viêm nhiễm cao gấp đôi so  với những người tham gia tiêu thụ nhiều protein nhất. 

Một nghiên cứu khác cho thấy lượng protein hấp thụ cao hơn (92.2 grams mỗi ngày) có liên quan  đến nguy-cơ-suy-yếu thấp hơn 30% so với những người chỉ hấp thụ 64.4 grams mỗi ngày. Nhưng  cần nghiên cứu thêm để thiết lập rõ ràng vai trò của lượng protein và các chất dinh dưỡng khác đối  với chứng teo rút bắp thịt. 

Tác hại của chứng teo rút bắp thịt có thể gây hại nhưng vẫn chưa có thử nghiệm lâm sàng nào được  thống nhất một cách phổ biến về nó. Tuy nhiên, đang có các kỹ thuật chụp hình để đo khối lượng  bắp thịt, cùng với các dụng cụ để thẩm lượng sức mạnh và hoạt động thể chất. Các cách đo sức  mạnh bắp thịt có liên quan chặt chẽ với tốc độ đi bộ bình thường và thời gian cần thiết để đứng  dậy khỏi ghế. 

Một vấn đề khác là bất chấp tất cả nghiên cứu, nhiều bác sĩ lâm sàng vẫn không biết về hội chứng  này. Có lẽ một trong những cách tốt nhất để chống lại tình trạng này là giáo dục họ về chứng teo  rút bắp thịt - và cũng rất quan trọng là cung cấp cho họ những hướng dẫn thiết thực về hoạt động  thể chất phù hợp và sự dinh dưỡng thích hợp cho bệnh nhân của họ. Người cao tuổi và những  người thân yêu của họ xứng đáng để được biết những rủi ro. 

* * 

Bài 3: Làm chậm hoặc đảo ngược diễn trình mất bắp thịt 

Sinh học phức tạp của sự ức chế myostatin 6 


Myostatin treatment outcomes in aging mice with diet-induced obesity 

Kết quả điều trị myostatin ở chuột già bị béo phì do kích-thích-cách-ăn 


6 Myostatin (GDF8) là một loại protein (myokine) được sản xuất và tiết ra bởi myocytes và hoạt động trên các tế bào bắp thịt để ức chế sự phát triển của bắp thịt. Myostatin được kết hợp và sản xuất trong bắp thịt của bộ xương trước khi nó được tiết vào dòng máu. Hầu hết dữ liệu liên quan đến tác động của myostatin xuất phát từ các nghiên cứu được thực hiện trên chuột. Myostatin (GDF8) is a protein (myokine) that is produced and released by myocytes and acts on muscle cells to inhibit muscle growth. Myostatin is assembled and produced in skeletal muscle before it is released into the blood stream. Most of the data regarding the effects of myostatin comes from studies performed on mice.

Hầu hết người trưởng thành đạt được khối lượng bắp thịt nhiều nhất vào khoảng đầu những năm  40 tuổi. Sau thời điểm đó, một sự suy giảm dần dần bắt đầu. Sự mất dần khối lượng bắp thịt của  bộ xương đi kèm với diễn trình lão hóa (chứng teo rút bắp thịt/sarcopenia) và bệnh tật  (cachexia/tình trạng tồi tệ/bệnh-nặng 7) có thể làm suy sút hoạt động của bắp thịt, chức năng thể chất và sự chuyển hóa toàn bộ cơ thể/whole-body metabolism. Sự suy sút chức năng thể chất và  khả năng cử động liên quan đến chứng teo rút bắp thịt và bệnh-nặng có thể dẫn đến té ngã, mất  khả năng độc lập, phải thể chế hóa và ngay cả tử vong. Do mức độ nghiêm trọng của những hậu quả này, nghiên cứu hiện nay đang tìm cách hiểu rõ hơn về tính chất sinh vật của chứng teo rút  bắp thịt và bệnh-nặng, và khởi xướng phát triển các biện pháp can thiệp trị liệu để ngăn chặn, làm  chậm hoặc đảo ngược sự tiến triển của chúng.

7 “Cachexia” (tiếng Greek ‘cac’: xấu + ‘hexis’: tình trạng) được công nhận rộng rãi ở người lớn  tuổi như là gẩy-mòn-bắp-thịt nghiêm trọng kèm theo tình trạng bệnh như ung thư, bệnh cơ tim  sung huyết và bệnh thận ở giai đoạn cuối. Cachexia/Bệnh-nặng gần đây được định nghĩa là một  hội chứng chuyển hóa phức tạp có liên quan đến bệnh tiềm ẩn và có đặc điểm mất bắp thịt với sự mất khối lượng chất béo hoặc không mất khối lượng chất béo. Cachexia thường xuyên liên quan  đến chứng viêm, đề kháng insulin, chán ăn và tăng cường sự phân hủy protein của bắp thịt. Vì vậy,  hầu hết người bị chứng Cachexia cũng bị chứng Sarcopenia, nhưng hầu hết người bị Sarcopenia không được coi là mắc chứng Cachexia. Sarcopenia là một trong những yếu tố của định nghĩa  được đề nghị cho chứng Cachexia. Gần đây, một bài báo tổng quát mở rộng định nghĩa về chứng  Cachexia và xác định những vấn đề quan trọng về cách làm thế nào để phân biệt cachexia và nghiên cứu hiện nay đang tìm cách hiểu rõ hơn về tính chất sinh vật của chứng teo rút  bắp thịt và bệnh-nặng, và khởi xướng phát triển các biện pháp can thiệp trị liệu để ngăn chặn, làm  chậm hoặc đảo ngược sự tiến triển của chúng. 

Các cơ chế sinh vật tiềm ẩn của chứng teo rút bắp thịt và bệnh-nặng vẫn chưa được hiểu rõ ràng.  Nhưng các nghiên cứu gia đã xác định rằng có nhiều yếu tố giữ vai trò tác động, bao gồm thay đổi  nội tiết tố/hormone có-liên-quan-đến-tuổi-tác, steroid sinh dục, 8 không vận động về thể chất, viêm  nhiễm và các bệnh-kèm-theo như suy tim, ung thư và tiểu đường.

8 Steroid (được đặt tên theo steroid cholesterol, lần đầu tiên được mô tả trong sỏi mật từ tiếng  Greek thời xưa “chloe” nghĩa là mật/bile và “stereos” nghĩa là rắn chắc/solid) là một hợp chất hữu  cơ có hoạt tính sinh vật với bốn vòng được sắp xếp theo một cấu hình phân tử cụ thể. Steroid có  hai chức năng sinh vật chính: là thành phần quan trọng của màng tế bào làm thay đổi tính lưu động  của màng; và là các phân tử tín hiệu. Hàng trăm steroid được tìm thấy trong thực vật, động vật và  nấm. A steroid (named after the steroid cholesterol which was first described in gall stones from  Ancient Greek “chole-“ ‘bile’ and stereos ‘solid’) is a biologically active organic compound with  four rings arranged in a specific molecular configuration. Steroids have two principal biological  functions: as important components of cell membranes that alter membrane fluidity; and as  signaling molecules. Hundreds of steroids are found in plants, animals and fungi. 

Nathan K. LeBrasseur, Ph.D., thuộc Department of Physical Medicine and Rehabilitation/Phòng  Phục hồi chức năng và Y tế Thể chất tại Mayo Clinic tại Rochester, Minn, giải thích: “Không nghi  ngờ gì nữa, tập thể dục là sự can thiệp mạnh mẽ nhất để giải quyết sự mất bắp thịt, cho dù nó xảy  ra trong bối cảnh tuổi cao hay các bệnh mãn tính hoặc cấp tính gây suy nhược. Tuy nhiên, các  nghiên cứu gia cũng đang tìm kiếm các liệu pháp dược học để giúp cải tiến khối lượng bắp thịt của  bộ xương ở những người nằm liệt giường hoặc không thể tập thể dục vì những lý do khác.” 

Việc khám phá ra yếu tố tăng trưởng và phân-biệt-hóa-8/differentiation factor-8 (GDF-8), còn  được gọi là myostatin, có chức năng như một chất điều-tiết tiêu-cực mạnh mẽ đối với sự phát triển  của bắp thịt đã dẫn đến việc khám phá xem liệu nó có thể giữ vai trò là chất trung gian của chứng teo rút bắp thịt và bệnh-nặng hay không, và như là một mục tiêu điều trị hay không. Các nghiên  cứu gia đã quan sát thấy rằng việc loại bỏ và mất các đột biến chức năng trong myostatin gây ra  một sự gia tăng số lượng sợi bắp thịt của bộ xương (tăng sản xuất bắp thịt của bộ xương/skeletal  muscle hyperplasia) và tăng kích thước của sợi bắp thịt của bộ xương (phì đại/hypertrophy). Những  quan sát này dẫn đến giả thuyết rằng sự ức chế myostatin có thể giữ vai trò như một phương tiện  để làm giảm hoặc đảo ngược tình trạng mất khối lượng bắp thịt của bộ xương ở những bệnh nhân  bị chứng teo rút bắp thịt, bệnh-nặng và các rối loạn di truyền như loạn dưỡng cơ. 9 

Việc đo lường sự phong phú của myostatin là rất khó, và thực tế là việc đo này có thể phản ánh  hoặc không thể phản ánh hoạt động của nó làm phức tạp thêm bức tranh. Tiến sĩ LeBrasseur nói: “Nghiên cứu gần đây đã đưa ra những khám phá rất khác nhau về mối tương quan giữa tuổi tác và  sự phong phú hoặc hoạt động của myostatin, và về việc liệu myostatin có phải là nguyên nhân  chính gây ra chứng teo rút bắp thịt hay không.

Các kỹ thuật tân tiến hơn để định lượng dạng trưởng  thành (có hoạt tính sinh vật/biologically active) và dạng không hoạt động của yếu tố này sẽ cần 8 Steroid (được đặt tên theo steroid cholesterol, lần đầu tiên được mô tả trong sỏi mật từ tiếng  Greek thời xưa “chloe” nghĩa là mật/bile và “stereos” nghĩa là rắn chắc/solid) là một hợp chất hữu  cơ có hoạt tính sinh vật với bốn vòng được sắp xếp theo một cấu hình phân tử cụ thể. Steroid có  hai chức năng sinh vật chính: là thành phần quan trọng của màng tế bào làm thay đổi tính lưu động  của màng; và là các phân tử tín hiệu. Hàng trăm steroid được tìm thấy trong thực vật, động vật và  nấm. A steroid (named after the steroid cholesterol which was first described in gall stones from  Ancient Greek “chole-“ ‘bile’ and stereos ‘solid’) is a biologically active organic compound with  four rings arranged in a specific molecular configuration. Steroids have two principal biological  functions: as important components of cell membranes that alter membrane fluidity; and as  signaling molecules. Hundreds of steroids are found in plants, animals and fungi. 

9 loạn dưỡng cơ dịch chữ muscular dystrophy; 肌肉萎縮症: cơ nhục nuy súc chứng, được khai triển trước khi chúng ta có thể đưa ra kết luận rõ ràng về vai trò thực sự của myostatin  đối với chứng teo rút bắp thịt.” 

Hiện nay, Tiến sĩ LeBrasseur và các đồng nghiệp đang khai triển phương pháp để đo một cách  chính xác myostatin và họ đã bắt đầu phân tích dữ liệu thu được từ thử nghiệm ở 240 đối tượng. 

Khám phá tiềm năng điều trị của myostatin 

Sự thực là các mô hình hoạt động và biểu hiện của myostatin trong diễn trình lão hóa vẫn chưa  được hiểu biết đầy đủ. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã làm nổi bật một số đặc điểm khiến nó  trở thành mục tiêu điều trị đầy hứa hẹn cho chứng teo rút bắp thịt: 

Ức chế myostatin, ngay cả giảm một phần, làm tăng khối lượng bắp thịt ở động vật có vú  trưởng thành và già hơn. 

Tác động của myostatin rất cụ thể đối với khối lượng bắp thịt. 

Việc làm gián đoạn/phá vỡ diễn trình truyền tín hiệu của myostatin cũng có thể ảnh hưởng  tích cực đến nhiều thay đổi khác liên quan đến tuổi tác, bao gồm tăng mật độ chất khoáng  của xương/bone mineral density, cải tiến phân suất bơm máu của tim/improved cardiac  ejection fraction, và khả năng chống béo phì do cách ăn uống, dyslipidemia/rối loạn mỡ máu, atherogenesis/xơ vữa động mạch, hepatic steatosis/gan nhiễm mỡ, và viêm. 

Myostatin là một loại protein rất dễ điều trị bằng thuốc/druggable bởi vì nó được tiết ra và có thể xâm nhập vào trong hệ tuần hoàn. 

Các nghiên cứu gia đang khảo cứu việc dùng kháng thể, propeptides, tức là một loại protein tương  tác và thụ thể mồi chất nhử hòa tan/soluble decoy receptors để ức chế hoạt động của myostatin.  Tiến sĩ LeBrasseur giải thích: “Có một số nghiên cứu đưa ra bằng chứng rằng trong khi có nhiều  chiến lược thực sự ức chế myostatin, nhưng tính an toàn, tính cụ thể và hiệu quả của chúng lại  khác nhau.” Thí dụ, các nghiên cứu trên chuột và trên người dùng thụ thể mồi chất nhử hòa tan  của myostatin như một sự can thiệp đồng hóa đã chứng minh có một số tác dụng phụ tiêu cực. 

Tiến sĩ LeBrasseur lưu ý rằng trong khi những nghiên cứu này và nghiên cứu khác đã mang lại kết  quả đầy hứa hẹn, nhưng nghiên cứu trong tương lai cần thiết lập cách tối ưu để ức chế myostatin  và tăng khối lượng bắp thịt một cách an toàn. 

Những điểm cần nhớ: 

Myostatin điều tiết sự phát triển bắp thịt và tăng trưởng sau-khi-sinh-ra. Sự ức chế myostatin ở động vật trưởng thành và già hơn làm gia tăng đáng kể khối lượng  bắp thịt và cải tiến hoạt động và trao đổi chất của bắp thịt. 

Những hiệu quả này, cùng với tính chất duy nhất tương đối của myostatin đối với bắp thịt  và hiệu quả ức chế được nhắm mục tiêu đối với bắp thịt, khiến myostatin trở thành mục  tiêu thuốc đầy hứa hẹn cho chứng teo rút bắp thịt. 

Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định phương tiện tốt nhất để làm gián đoạn/phá vỡ hoạt  động của myostatin và các yếu tố liên quan nhằm tăng khối lượng bắp thịt một cách an  toàn.

For more information 

White TA, et al. Myostatin and sarcopenia: Opportunities and challenges — A mini-review. Gerontology. In press. 

* * 

Bài 4: Bắp thịt là Nền tảng Quan trọng của Tuổi thọ 

Theo Dr. Gabrielle Lyon, nhấc tạ,10 nâng tạ, tập luyện sức mạnh - gọi đó như bạn muốn, nhưng  đó là điểm then chốt để sống lâu hơn. 

10 pump iron: nhấc tạ: To lift weights (to improve one's body shape or increase one's muscle  mass). If someone pumps iron, they lift heavy weights for exercise. Pumping iron, weight-lifting, strength training - call it what you want, but it is key to living longer, according to Dr. Gabrielle Lyon. My brother-in-law is obsessed with pumping iron and getting huge biceps. I'm going to gym  after work to pump some iron. She's started pumping iron three times a week. (Slang) to do  exercises in which you lift heavy weights in order to strengthen your muscles: I should take more  exercise, but I’m not interested in pumping iron at the local gym three evenings a week. Andy went  down to the gym to pump some iron. Mary's hobbies are pumping iron and running. Unlike  Richard, I hadn't spent hours pumping iron and running on the treadmill. This idiom was born  with the late-20th-century stress on physical fitness. 

Mỗi người đều có một câu trả lời khác nhau cho câu hỏi, “bạn có muốn trở thành bất tử không?” Nhưng cho dù bạn muốn sống đến bao lâu, tất cả chúng ta đều có thể đồng ý về một điều - duy trì việc tự điều khiển bản thân/autonomous càng lâu càng tốt. Nhiều người cảm thấy rằng một đời sống trường thọ chỉ hấp dẫn nếu bạn có thể chạy bộ cùng với con cái, đón cháu, và duy trì được hoạt động về thể chất. 

Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể về đến đích và vẫn có thể chạy nước rút vượt qua đích? Rốt cuộc có bốn yếu tố: bắp thịt của bộ xương, sức khỏe của tim mạch, cách ăn uống quân bình, và sự chú trọng vào lượng protein. Có thế thôi. Đó là “biện pháp hữu hiệu và ngay lập tức.” 11 

11 silver bullet or magic bullet: biện pháp khắc phục hữu hiệu và ngay lập tức cho một vấn  đề rất khó khăn: Something that provides an immediate and extremely effective solution to a  given problem or difficulty, especially one that is normally very complex or hard to resolve. (From  the notion that a bullet made of silver is required to shoot a werewolf.) The phrase is almost always  used in a statement that such a solution does not exist. There's no silver bullet that will solve the  homelessness crisis in this country. The way to make progress is through deliberate, logical  discussions around the issue. I’m not suggesting that the committee has provided us with a silver  bullet, only that their advice was timely and useful. I don’t know the answer. I don’t have a magic  bullet! During the Korean War an antiaircraft shell that hit precisely on target was called “silver  bullet.” By the late 1900s the term also was being used figuratively, as in, “We’re hoping our new  software will be the silver bullet to put the company on the map.” See magic bulle

Dr. Gabrielle Lyon, một bác sĩ y khoa về chức năng và bác sĩ y khoa gia đình được-chứng-nhận, là người tiên phong trong lãnh vực này. Là người sáng lập Institute for Muscle-Centric Medicine/ Viện Y khoa Tập trung vào Bắp thịt, bà tác động để chuyển “trọng tâm từ việc định lượng và điều trị bệnh theo phản ứng sang định lượng và tối ưu hóa sức khỏe của bạn một cách chủ động bằng cách tập trung vào cơ quan lớn nhất trong cơ thể: bắp thịt của bộ xương/skeletal muscle.” Bà nổi tiếng với quan điểm, “chúng ta không quá béo mập; chúng ta chỉ thiếu kém bắp thịt.” Bởi vì chúng ta có “một vấn đề về bắp thịt không lành mạnh, rồi dẫn đến bệnh tật và lão hóa mãn tính.” 

Worth nói chuyện với bác sĩ Lyon về mối liên hệ giữa sức khỏe của bắp thịt và tuổi thọ. 

Chính xác thì bắp thịt ảnh hưởng đến khả năng sống lâu hơn và ngăn ngừa bệnh tật của chúng ta như thế nào? Bác sĩ Lyon giải thích: “Khối lượng bắp thịt càng nhiều thì khả năng sống sót đối với bệnh tật càng cao.” Nhưng khối lượng bắp thịt phải được duy trì để có hiệu ứng này. Đó là một phần dùng-nó-hoặc-mất-nó trong cấu tạo sinh vật của chúng ta do chứng teo rút bắp thịt. 

Chứng teo rút bắp thịt/Sarcopenia, theo định nghĩa của National Institute on Aging/Viện Lão hóa Quốc gia, là “sự suy giảm khối lượng bắp thịt, sức mạnh và chức năng.” Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với cả nam và nữ, sức mạnh và khối lượng bắp thịt của chúng ta tăng đều đặn từ khi sinh ra cho đến khoảng 30-35 tuổi. Sau đó, “sức mạnh và thành quả của bắp thịt lúc đầu suy giảm chậm và theo đường phẳng, sau đó nhanh hơn sau 65 tuổi đối với phụ nữ và 70 tuổi đối với nam giới.” (Baltimore Longitudinal Study of Aging). Tập tạ là tối cần thiết để giảm thiểu những tác động này trong khi chúng ta già đi. Bác sĩ Lyon tuyên bố khi bạn “kích thích bắp thịt của bộ xương,” [bạn] duy trì được khả năng vận động, tinh thần minh mẫn, cân bằng nội tiết tố, và cải tiến tâm trạng.” 

Viện Lão hóa Quốc gia giải thích rằng “thủ phạm lớn làm mất khả năng thể chất của chúng ta trong khi chúng ta già đi là sự mất khối lượng bắp thịt và sức mạnh có-liên-quan-đến-tuổi-tác … ngoài việc khiến các công việc hàng ngày trở nên khó khăn, các hạn chế về khả năng vận động cũng còn có liên quan đến tỷ lệ té ngã cao hơn, các bệnh mãn tính, phải nhập viện điều dưỡng, và tử vong.” Bác sĩ Lyon nhấn mạnh rằng chúng ta nên “tập trung vào việc xây dựng bắp thịt thay vì lo giảm mỡ. [Bắp thịt] sẽ giúp bạn tạo ra áo giáp để bảo vệ bạn trong suốt cuộc đời.” 


Theo Lyon, “đã đến lúc chúng ta chuyển khuôn mẫu suy nghĩ sang ‘lấy bắp thịt làm trung tâm’
bởi vì béo phì bắt đầu từ bắp thịt không-khỏe-mạnh trước hết, và tình trạng béo phì/adiposity chỉ là triệu chứng.” 

Tình trạng béo phì là kết quả của một vấn đề sức khỏe, không phải là điểm khởi đầu. Điều này cũng tương tự với các bệnh mãn tính khác “chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và gan nhiễm mỡ.” Theo Dr. Howard J. Luks, một bác sĩ giải phẫu y khoa thể thao chỉnh hình, trong bài báo của ông, Muscle Mass, Strength, and Longevity/Khối lượng bắp thịt, Sức mạnh và Tuổi thọ, ông viết “việc mất mô [bắp thịt] đang hoạt động có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bắp thịt giúp chúng ta điều khiển lượng glucose, dùng glucose làm nhiên liệu, và giữ nhiệm vụ trong việc đề kháng insulin. Vì vậy, thay vì xem chất béo là nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề sức khỏe, chúng ta phải hiểu rằng chất béo không khác gì người trung gian. Chuỗi chỉ huy thực sự là mô bắp thịt không-khỏe-mạnh, béo phì, sau đó là bệnh tật. 

Nhưng để xây dựng mô bắp thịt khỏe mạnh, bạn cần protein. Lyon giải thích: “Protein cần thiết cho hầu hết mỗi chức năng trong cơ thể và mỗi cấu trúc. Có 20 loại amino acids khác nhau. Chúng ta cần 9 loại tối cần thiết - histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, và valine - để hỗ trợ nhiều diễn trình xảy ra trong cơ thể chúng ta. Mỗi amino acid có nhiều hơn một vai trò; chúng hoạt động như một tín hiệu trao đổi chất/metabolic signal và là những khối xây dựng cần thiết/building blocks.” 

Không phải tất cả các protein đều được tạo ra như nhau. Lyon giải thích: “Có những loại protein có phẩm chất cao và phẩm chất thấp hơn, dựa trên thành phần amino acids thiết yếu. Ngoài ra, “Protein từ các nguồn động vật (tức là trứng, sữa, thịt, cá và gia cầm), theo Journal of Sports Science and Medicine/Tạp chí Khoa học và Y học Thể thao, cung cấp các nguồn thực phẩm được đánh giá có phẩm chất cao nhất.” Lặp lại tuyên bố trước đây của Bác sĩ Lyon, đó là “do tính chất có ‘đầy đủ’ của chúng về protein.” 

Bây giờ, điều này có ý nghĩa gì đối với những người ăn thực phẩm thực-vật? Có thể nào tiêu thụ tất cả amino acids cần thiết để xây dựng và duy trì bắp thịt của bộ xương trong khi ăn thực phẩm thực-vật không? Lyons nói, “Có thể. Có dễ không? Không.” 

Không phải là protein không có trong cách ăn thực phẩm thực-vật; chỉ đòi hỏi có nhiều calories hơn - nghĩa là đòi hỏi bạn chú ý nhiều hơn đến cách mà bạn xây dựng một cách ăn uống cân bằng. Thí dụ, nạp đủ chất đạm Leucine có thể là một thách thức nếu không có protein động vật. Điều đó cho thấy rằng có những loại bột protein-thuần-thực-vật có-phẩm-chất-cao có thể lấp khoảng trống này. 

Khi chúng ta già đi, có sự khác biệt khá rõ ràng giữa diễn trình của nam giới và nữ giới. Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sẽ tàn phá hệ thống của họ. Lyon giải thích rằng trong thời kỳ mãn kinh, “nội tiết tố/hormone giới tính suy giảm, đề kháng insulin tăng, lưu lượng máu giảm, tín hiệu protein của bạn giảm.” Để chống lại điều này, “phụ nữ phải tập trung vào lượng protein nạp vào. Lý tưởng nhất là 1 gram protein cho mỗi pound trọng lượng cơ thể lý tưởng/ideal body weight, và họ phải thử thách bản thân trong phòng tập thể dục [với] những thứ thử thách như chạy nước rút và nhấc tạ. Nếu bạn là người mới bắt đầu, tôi luôn luôn khuyên bạn nên đầu tư vào một huấn luyện viên để bảo đảm sự ổn định, khả năng vận động và hình dáng của bạn được vững chắc trước khi thêm bất cứ bổ sung nào.” 

Bác sĩ Lyon đề nghị phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên tập trung nhiều hơn vào việc tập luyện sức bền bỉ của bắp thịt, nghĩa là số lần số lần cử-động-lặp-đi-lặp-lại nhiều với tạ nhẹ/high rep and low weight. 12 Tuy nhiên, “các nghiên cứu về phụ nữ ngay-trước-mãn-kinh/perimenopause và mãn kinh cho thấy việc nhấc vật nặng hơn có thể có lợi. Tôi tin rằng sự tập luyện của bạn sẽ thử thách bạn và không dễ dàng đâu, và tôi muốn khuyến khích bạn đừng bào chữa mà hãy đến phòng tập thể dục, tập luyện, và thấy rằng sự chăm chỉ đó được đền đáp.” 

Nhưng còn tim mạch thì sao? Nếu bạn đã từng đến phòng tập thể-dục-tập-trung vào rèn luyện sức mạnh, tôi gần như có thể bảo đảm rằng bạn đã nghe tranh luận về việc tập luyện tim mạch và tập luyện sức mạnh. Vì vậy, tôi đặt câu hỏi cho bác sĩ Lyon, liệu cái này có tốt hơn cái kia không? Bà giải thích: “Không nên so tập luyện tim mạch với tập luyện sức mạnh; vẫn có chỗ cho sự kết hợp của cả hai. Tập thể dục tim mạch có lợi cho não, tim và phổi của bạn và đã được cho thấy là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tập luyện sức mạnh thúc đẩy việc xây dựng và bảo vệ bắp thịt của bộ xương, qua đó giữ nhiều nhiệm vụ ngoài sự vận động.” Về thực chất, bạn cần cả hai. 


Bác sĩ Lyon giải thích: “Nếu trọng tâm của bạn là giảm béo phì thì sức mạnh là điểm then chốt bởi vì tập thể dục về sức đề kháng sẽ giúp bảo vệ và xây dựng bắp thịt của bộ xương đồng thời giảm mỡ so với giảm cả mỡ và bắp thịt chỉ thông qua tập luyện tim mạch.”

12 rep: (Informal): cử động lặp đi, lặp lại: Sự lặp lại của một chuyển động hoặc hành động cụ thể, như trong cử tạ. Một tập luyện với cử-động-lặp-đi-lặp-lại nhiều lần/tạ nhẹ sẽ kích hoạt một loại sợi bắp thịt: Loại 1. Còn được gọi là sợi bắp thịt “co giật chậm,” chúng có ít sức mạnh hơn Loại 2 nhưng mang lại sức bền bỉ và chậm mệt mỏi hơn nhiều. Điều đó có nghĩa là khi bạn nhấc tạ nhẹ hơn để có thể nhấc lặp đi lặp lại nhiều lần hơn thì bạn vẫn đang tăng sức mạnh, chỉ là một loại khác - tức là mức bền bỉ của bắp thịt. Tập luyện lâu hơn, ở cường độ cao cũng đốt cháy nhiều calories hơn, giúp làm tan mỡ để có bề ngoài săn chắc hơn, và mang lại cho bạn hiệu quả đốt calories nhiều hơn. Vì vậy, nói chung, số lần cử-động-lặp-đi-lặp-lại ít với tạ nặng có chiều hướng tăng khối lượng bắp thịt, trong khi số lần cử-động-lặp-đi-lặp-lại nhiều với tạ nhẹ làm tăng sức bền bỉ của bắp thịt. A repetition of a particular movement or action, as in weightlifting. A high rep/lighter-weight workout activates a type of muscle fiber: Type 1. Also called “slow twitch” muscle fibers, they have less power than Type 2 but are endurance-based and much slower to fatigue. That means that when you lift lighter weights for more reps, you’re still gaining strength, just a different kind—muscular endurance. The longer, high-intensity workouts also burn more calories, help melt fat for a more toned appearance, and give you a greater afterburn effect. So, in general, low reps with heavy weight tends to increase muscle mass, while high reps with light weight increases muscle endurance.

Để xây dựng một kế hoạch tập luyện hàng tuần được tiêu chuẩn hóa, bác sĩ Lyon trình bày chi tiết như sau: 

Phụ nữ: 

Monday: Pull and legs 

(Người dịch bổ sung: Pull and legs/Thể dục kéo chân là loại thể dục chủ yếu nhắm vào bắp thịt của dây gân đằng sau đầu gối/hamstrings và mông đít/gluteus. Cách tập thường có là deadlifts (nhấc tạ khỏi mặt đất và nâng thẳng đứng lên), hip thrust (ngồi hoặc nằm và nâng mông đít lên), hamstring curls (có thể tập ở thế đứng, ngồi hoặc nằm và co chân lên). 

Tuesday: Low-impact cardio 

(Người dịch bổ sung: Low-impact cardio/Thể dục tim ít-tác-động: Bơi lội được coi là thể dục tim mạch có tác động thấp nhất vì nó gây rất ít áp lực lên khớp và có thể tập ở mọi lứa tuổi. Các hình thức khác: Stair climber/bước lên cầu thang, Cycling/đạp xe đạp, Skiing/trượt tuyết, Rowing/chèo thuyền, v.v.) 

Wednesday: Push & legs 

(Người dịch bổ sung: Push Pull Legs (PPL)/Thể dục đẩy và kéo chân là một tập luyện đơn giản nhắm đến các nhóm bắp thịt khác nhau vào những ngày khác nhau trong tuần.) 

Thursday: High-impact cardio 

(Người dịch bổ sung: High-impact cardio/Thể dục tim tác-động-cao gồm có: Jumping Rope/nhảy dây, Jumping Jacks (Jumping jack, còn gọi là star jump và side-straddle hop trong quân đội Mỹ, là một bài tập nhảy thể chất, làm bằng cách nhảy đến một vị trí với hai chân dang rộng và hai tay đưa qua đầu, đôi khi vỗ tay và sau đó quay trở lại vị trí với bàn chân chụm lại và cánh tay ở hai bên.) Jogging in Place/chạy bộ tại chỗ (Nâng cánh tay phải và chân trái cùng một lúc, rồi nâng đầu gối cao bằng hông. Sau đó chuyển sang chân đối diện, nhanh chóng nhấc chân phải lên ngang hông, đồng thời, di chuyển cánh tay phải của bạn ra sau và cánh tay trái của bạn về phía trước và hướng lên trên.), v.v. 

Friday: Pull and legs 

Đàn ông: 

Monday: Push 

Tuesday: Low-impact cardio 

Wednesday: Pull 

Thursday: Legs 

Friday: High-impact cardio 

Việc xây dựng bắp thịt là tối cần thiết cho một đời sống lâu dài, có phẩm chất cao. Nó mang lại cho bạn sự tự điều khiển bản thân mà tất cả chúng ta đều mong muốn trong những năm cuối đời. Riêng phụ nữ cần nhấn mạnh đến việc nhấc tạ và tập trung vào lượng protein nạp vào do những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mãn kinh. Đây không phải là về việc tập cho có bắp thịt phồng to; đây là về việc xây dựng tuổi thọ.


7/7/23

Giai thoại văn chương - ANH EM XƯỚNG HỌA

 

 Tô Thức  (Tử Chiêm tức Tô Đông Pha)    Tô Triệt  (Tử Do)

         Trong cổ thi, rất ít khi thấy anh em bạn bè xướng họa với nhau. Mời đọc một giai thoại về Xướng Họa giữa hai anh em Tô Đông Pha và Tô Triệt, hai trong số Đường Tống Bát Đại Gia 唐宋八大家 (Tám nhà văn học giỏi nhất đời Đường và đời Tống) như sau :

         Tô Triệt 蘇轍 tự là Tử Do 子由, em trai của Tô Đông Pha 蘇東坡, tài hoa xuất chúng. Khi mới 19 đã được bổ nhiệm làm quan Chủ Bộ của huyện Mẫn Trì, chưa kịp đáo nhậm thì trên đường đi thi đã đậu ngay Tiến Sĩ. Tô Triệt cùng anh là Tô Thức 蘇軾, tự là Tử Chiêm 子瞻, hiệu là Đông Pha Cư Sĩ 東坡居士, cùng lai kinh ứng thí, khi đi ngang qua huyện Mẫn Trì, đêm trọ lại trong một tăng xá trong chùa, cùng đề thơ tặng sư trên vách. 

         Mùa đông năm Gia Hựu thứ 6 đời nhà Tống (1061), Tô Thức được bổ nhiệm đi làm quan ở Phụng Tường Thiểm Tây, lại phải đi ngang qua huyện Mẫn Trì. Tô Triệt đưa anh đến phía ngoài cửa Tây của thành Trịnh Châu. Tô Thức đã làm một bài thơ chia tay trên ngựa cho em như sau :

                 寒燈相對記疇昔,    Hàn đăng tương đối ký trù tích,
                 夜雨何時聽蕭瑟?    Dạ vũ hà thời thính tiêu sắt ?
                 君知此意不可忘,    Quân tri thử ý bất khả vong,
                 慎勿苦愛高官職!    Thận vật khổ ái cao quan chức !
Có nghĩa :
               Đèn lạnh nhìn nhau nhớ cổ tích,
               Đêm mưa ngày nao nghe rả rích ?
               Biết em ý ấy chớ nên quên,
               Cẩn thận đừng vì ham quan chức !

        Tô Triệt cũng làm một bài thơ《Hoài Mẫn Trì ký Tử Chiêm Huynh 懷澠池寄子瞻兄》tặng cho anh trước khi chia tay về lại kinh thành. Bài thơ đó như sau :

               相攜話別鄭原上,   Tương huề thoại biệt Trịnh nguyên thượng,
               共道長途怕雪泥。   Cộng đạo trường đồ phạ tuyết NÊ.
               歸騎還尋大梁陌,   Quy kỵ hoàn tầm đại Lương mạch,
               行人已度古崤西。   Hành nhân dĩ độ cổ Hào TÊ (TÂY).
               曾為縣吏民知否?   Tằng vi huyện lại dân tri phủ ?
               舊宿僧房壁共題。   Cựu túc tăng phòng bích cộng ĐỀ.
               遙想獨遊佳味少,   Dao tưởng độc du giai vị thiểu,
               無言騅馬但鳴嘶。   Vô ngôn chuy mã đản minh TÊ.
* Có nghĩa :
      - Cùng dắt tay nhau đi và cùng nói lời tạm biệt trên thảo nguyên đất Trịnh Châu.- Cùng bảo nhau đường xa sợ nhiều tuyết bẩn (vất vả).
      - Người quay đầu ngựa trở về còn đang lẩn quẩn trong đường ruộng đại Lương; còn người đi là huynh trưởng chắc đã qua khỏi đường núi Hào tây rồi.
      - Ta đã từng làm qua chức huyện lại ở đây rồi không biết dân chúng có biết không, và trước đây đã từng ngụ ở tăng phòng nầy và đã cùng đề thơ trên vách.
      - Những nghĩ là huynh trưởng du hành đơn độc chắc là rất vô vị; Con đường trước mặt lặng lẽ im lìm chỉ có tiếng ngựa kêu hí mà thôi.


* Diễn Nôm :   Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm (Song thất lục bát)

                       
                  Ngoài Trịnh Châu vẫy tay giả biệt,
                  Ngại đường xa chi xiết tuyết lầy,
                  Đại Lương đường ruộng về đây,
                  Hào Tây núi thẳm người đi dặm ngàn.

                  Từng vì dân giữ an huyện lại,
                  Trọ tăng phòng vách lại đề thơ,
                  Đường xa lữ khách mịt mờ,
                  Dặm trường lặng lẽ ngựa khờ hí vang !

         Khi đi đến huyện Mẫn Trì, Tô Đông Pha nhớ lại chuyện 5 năm trước, khi cùng Tô Triệt lai kinh ứng thí, đêm ở trọ lại một ngôi chùa ở đây, lúc chia tay đã đề tặng một bài thơ trên vách tăng phòng của nhà sư trụ trì là Phụng Nhàn 奉閒. Nay thì nhà sư đã viên tịch, vách cũ cũng đổ nát, cảm xúc cho cái vô thường của thế sự, lại nhận được bài thơ của em trai gởi, bèn làm bài thơ họa vận để nhớ về Mẫn Trì khi cùng với Tô Triệt tá túc nơi đây. Giác ngộ về lẽ vô thường của sự vật làm cho Tô Đông Pha xem nhẹ về lợi danh được mất ở đời, cho đó là chuyện tự nhiên; hình thành phẩm cách cao cả nơi con người ông khi bắt đầu bước vào con đường hoạn lộ làm quan, với cái tinh thần tích cực yêu dân yêu nước và dám xả thân để báo quốc mà không ngại gian lao khổ nhọc. Ta hãy đọc bài thơ "HỌA TỬ DO MẪN TRÌ HOÀI CỰU 和子由澠池懷舊". Có nghĩa :"Họa với Tử Do nhớ lại chuyện cũ ở huyện Mẫn Trì" sẽ rõ : 

              人生到處知何似?    Nhân sinh đáo xứ tri hà tự ?
              應似飛鴻踏雪泥。   Ưng tự phi hồng đạp tuyết NÊ.
              泥上偶然留指爪,   Nê thượng ngẫu nhiên lưu chỉ trảo,
              鴻飛哪復計東西?    Hồng phi nả phục kế đông TÊ (TÂY)?
              老僧已死成新塔,   Lão tăng dĩ tử thành tân tháp,
              壞壁無由見舊題。   Hoại bích vô do kiến cựu ĐỀ.
              往日崎嶇還記否?    Vãng nhật khi khu hoàn ký phủ ?
              路長人困蹇驢嘶。   Lộ trường nhân khổn kiển lư TÊ.
* Có nghĩa :
        - Người đời phiêu bạt hết chỗ nầy đến chỗ kia, giống như là gì đây ? Tôi nghĩ giống như là chim hồng hộc ngẫu nhiên đậu xuống trên bùn trên tuyết mà thôi.
        - Trên bùn trên tuyết ngẫu nhiên lưu lại cái vết móng vuốt của chim hồng, chớ chim hồng bay sang đông hay bay sang tây đều không có tính toán trước.
        - Lão hòa thượng thì đã viên tịch rồi chỉ còn lưu lại cái tháp tro cốt mà thôi; và chúng ta cũng không có dịp đi nhìn lại tấm vách có đề thơ năm xưa giờ đã đổ nát.
        - Có còn nhớ ngày xưa trên đường đá gập ghềnh trắc trở khi đi đến đây; Đường đã xa xôi người lại mõi mệt còn lừa thì cũng bước chân khập khiểng và cất tiếng hí vang.


* Diễn Nôm :
   
                                 (Song thất lục bát)

                         Kiếp người đời hợp tan ai muốn ?
                         Tựa chim hồng đáp xuống tuyết lầy,
                         Tuyết lưu móng vuốt là đây,
                         Chim hồng bay mãi đông tây chẳng màng !

                         Lão tăng đã dặm ngàn khuất núi,
                         Vách đề thơ tàn lụi khó tìm,
                         Đường xưa núi đá gập ghềnh,
                         Xa xăm người mỏi lừa rên hí tràn !     
                                                            Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm

        Cái triết lý nhân sinh đượm một chút Thiền Ý của Tô Đông Pha rất đáng cho ta suy gẫm; Vì nó thiên về chí hướng tích cực của Nho gia, chớ không buông xuôi tiêu cực như người đời thường nghĩ. Ta hãy nghe lại bài thơ "HỌA TỬ DO..." của ông sẽ rõ...
       Bốn câu đầu ông nêu lên ý : Người đời ở đâu cũng thế, giống như con chim hồng nhạn tình cờ bay đáp xuống vũng lầy bùn tuyết để lại dấu ấn rồi bay đi khắp đông tây mà không còn nhớ gì tới dấu ấn đó nữa; Dấu ấn đó còn hay mất con chim nhạn cũng không cần biết tới làm chi nữa. 

        Bốn câu sau, ông ví với việc anh em ông đề thơ trên vách tăng phòng của nhà chùa khi trọ qua đêm nơi đó; Nay thì nhà sư Phụng Nhàn đã mất, chỉ còn lại cái tháp tro cốt mà thôi; Bức vách đề thơ cũng đã sụp đổ theo mưa nắng của tháng năm. Chuyện ngủ trọ đề thơ cũng giống như chuyện chim hồng để lại dấu ấn trên bùn tuyết, là chuyện "Vô Thường của Cuộc Sống" xảy ra hằng ngày, ta phải biết châm chước mà phớt lờ NÓ đi, đừng để NÓ vướng bận mãi trong lòng làm cho cuộc sống luôn luôn phiền muộn. Chuyện "Ở trọ đề thơ" là một trong muôn ngàn chuyện của cuộc sống của con người; Phải quên NÓ đi, như con chim hồng nhạn không nhớ gì đến việc để lại vết tích trên bùn tuyết ; QUÊN để còn tích cực vui sống và làm việc giúp ích cho đời; QUÊN để còn đối phó với biết bao nhiêu sự cố sẽ lần lượt xảy ra trong cuộc sống của những tháng ngày tiếp nối.

      Đây là cái nhân sinh quan lạc quan trước vô thường của cuộc sống của Tô Đông Pha; Ông cũng khuyến khích em trai mình theo cái nhân sinh quan tích cực nầy mà đi vào cuộc sống. Chả trách hai anh em ông đều là những ông quan tốt và lại là hai thành viên nổi tiếng trong "Đường Tống Bát Đại Gia 唐宋八大家 ".

     Sau đây là hai bài thơ Xướng Họa của anh em nhà họ Tô, được diễn Nôm theo phong cách "Xướng Họa Hiện Nay" của qúy Tiền bối thân hữu trong các vườn thơ thẩn... Ai có nhã hứng thì cùng dịch cho vui (dĩ nhiên là sẽ chọn VẦN tùy thích !).

    XƯỚNG :
               HOÀI MẪN TRÌ KÝ TỬ CHIÊM HUYNH 懷澠池寄子瞻兄 

                   Vẫy tay giã biệt cửa tây Trịnh,
                   Cùng sợ đường xa lắm tuyết lầy.
                   Lẩn khuất người về đường ruộng đó,
                   Gập ghềnh kẻ vượt núi non đây.
                   Trước làm huyện lại dân nào biết,
                   Xưa ngụ đề thơ chẳng kẻ hay.
                   Đơn lẻ hành trình sầu chất ngất,
                   Người buồn ngựa mỏi hí vang vầy !

    HỌA :
                HỌA TỬ DO MẪN TRÌ HOÀI CỰU 和子由澠池懷舊

                   Cuộc sống nhân sinh sao biết được ?
                   Tựa như hồng nhạn đáp bùn lầy,
                   Bùn lầy dấu ấn còn đây đó,
                   Trời rộng hồng bay khắp đó đây.
                   Viên tịch sư già nào kẻ biết,
                   Vách xiêu thơ đổ chẳng người hay.
                   Đường xưa khấp khểnh quên hay nhớ ?
                   Người mỏi lừa què hí mãi vầy !
                                               Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm.

        Mong rằng mọi người đều có quan niệm VÔ THƯỜNG một cách tích cực như là 
TÔ ĐÔNG PHA vậy !

      Đọc bài thơ trên của Tô Đông Pha, làm cho ta lại nhớ đến bài thơ Thiền "VÔ TÂM 無心" của Hương Hải Thiền Sư 香海禪師 (1628 - 1715) đời Hậu Lê của Việt Nam ta như sau :
     
                鴈 過 長 空,             Nhạn quá trường không,                         
                影 沉 寒 水.             Ảnh trầm hàn thủy.                     
                鴈 無 遺 跡 之 意,   Nhạn vô di tích chi ý                 
                水 無 留 影 之 心.   Thủy vô lưu ảnh chi tâm .
Có nghĩa :
         Con chim nhạn bay ngang qua bầu trời, cái bóng của nó in xuống dưới dòng nước lạnh. Con nhạn đó không có Ý để lại vết tích của mình dưới nước, mà nước cũng không có Lòng giữ lại hình bóng của chim nhạn. 
        Tất cả đều là lẽ tự nhiên của Vô Thường, Vô Tâm, của Tâm Vô Sở Trụ 心無所住 !

Diễn Nôm:
                 Nhạn bay cao vút trên không,
                 Bóng chìm đáy nước lạnh căm vô tình.
                 Nhạn không có Ý để hình,
                 Nước không Lòng giữ bóng hình nhạn đâu!                                                                                                                         Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm
  

 
Đỗ Chiêu Đức                                              

Tiếng Việt Thời Đại Mới - "Mình ơi"

Tôi có việc phải đến tiếp xúc một công ty. Cô tiếp tân trẻ, tuổi chừng ngoài hai mươi, khá xinh, ân cần cúi chào. Tôi nói:

– “Tôi có hẹn với cô T. sáng nay.”

Cô tiếp viên liền nhắc điện thoại lên để gọi cho cô T. và đột ngột quay qua hỏi tôi:

– “Mình tên gì ạ?”

Tôi chưng hửng. Trời ! Lâu lắm rồi tôi chưa được ai gọi mình là… “Mình” cả ! Bây giờ bỗng dưng được gọi là “Mình.” Sướng mê tơi ! Mà cô tiếp tân nhỏ hơn mình nửa thế kỷ. Sực nhớ Nguyễn Công Trứ đã từng sượng sùng:

“Ngũ thập niên tiền….”

Nghĩ lại cũng may. Nếu lúc đó mà mình lơ đễnh ngó đi đâu đó thì cô ta dám kêu:

– “Mình ơi, mình tên gì ạ?”

Thì càng nguy ! Nguy là bởi vì chữ “Mình” của tiếng Việt mình phức tạp lắm !

Bùi Giáng từng viết:

“Mình ơi tôi gọi là nhà
Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi…”

Lại nhớ khi xưa Cô Diệu Huyền (?) có mục “Minh ơi !” trên Bán nguyệt san Phổ Thông. Cái ông Nguyễn Vỹ giỏi thiệt. Người ta có thể quên nhiều thứ trên báo Phổ Thông của ông chớ khó mà quên cái mục “Mình ơi…!” của Cô Diệu Huyền do chính ông sắm vai !

Trên TV (truyền hình) ở Việt Nam ngày nay cách gọi “Mình” để chỉ đối tượng (khách mời) khá phổ biến. Chẳng hạn, một cô MC hỏi khách mời:

– “Nhà mình có mấy người con ạ?”

– “Nhà mình có ai mắc bệnh này không ạ?”

– “Nhà mình ở có xa đây không?”

Hóa ra “Nhà mình” không phải là “nhà của mình” mà là “nhà người ta !” mới chết! Thậm chí vào quán cà-phê, lúc tính tiền, cô thâu ngân nói:

– “Của mình bốn chục ngàn ạ !”

Vậy “Mình” không phải là chính “Mình” mà là người đối diện, là đối tượng, ngôi thứ hai trong cách xưng hô. Bây giờ ngôi thứ hai đã trở thành ngôi thứ nhất. Thú vị quá !

“Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai…”

Hình như cách xưng hô này để bày tỏ tình thân ái?

Có điều một cô gái trẻ đẹp, nhỏ hơn mình nửa thế kỷ mà hỏi “Mình tên gì ạ?” thì ngẩn ngơ cũng phải ! Tiếng Việt phong phú lắm.

Vợ chồng thường gọi nhau là “Mình”:

– “Mình lấy giùm anh cái cặp.”

– “Mình đưa cho em cây dù…”

Nhưng khi có ai hỏi:

– “Chị nhà có khỏe không?

Thì trả lời:

– “Nhà tôi cũng khỏe.”

Hoặc:

– “Anh nhà có khỏe không?”

Thì trả lời:

– “Nhà tôi cũng ổn.”

Hai chữ “Nhà tôi” ở đây nghĩa là vợ hay chồng mình.

Như vậy, ngày nay chữ “Mình” đã thay cho chú bác ông bà anh chị cô dì… ! Mà thay đổi từ lúc nào vậy nhỉ? Từ lúc nào mà người người sống với nhau thân thiết thương yêu đậm đà đến vậy? Chuyên xưng hô trong tiếng Việt không phải là “Chuyện nhỏ.” Cho nên ca dao thời đại có câu:

“Xin đừng gọi chú bằng anh
Để cho chú phải hy sanh cuộc đời !”

Tự điển tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1988) định nghĩa “Mình” như sau:

– 1). Chữ dùng để tự xưng hoặc để chỉ bản thân cùng với người đối thoại một cách thân mật, có tính chất bạn bè. “Cậu giúp mình một tay.”

– 2). Chữ vợ chồng hoặc người yêu gọi nhau một cách âu yếm: “Mình mong em lắm phải không?” (trg 658).

Tự điển này cũng ghi thêm:

“Mình là chữ dùng để gọi nhau một cách thân mật giữa bạn bè trẻ tuổi.”

Thí dụ: “Mình đi trước, tớ còn bận.”

Như vậy điều kiện ở đây phải là giữa bạn bè thân mật, và trẻ tuổi, chớ không dùng để xưng hô giữa hai người xa lạ hay giữa một người trẻ với một người già như bây giờ (?).

Ngay cả trường hợp trên, nếu nói:

– “Bạn đi trước, tớ còn bận.”

hoặc:

– “Bạn đi trước, mình còn bận.”

Có lẽ hay hơn chăng? Không biết các nhà ngôn ngữ học bảo sao nhỉ?

Bs. Đỗ Hồng Ngọc