4/23/23

Tạp ghi và Phiếm luận : HỎA là LỬA

        
Theo Phật giáo, cơ thể con người là do Tứ Đại : Phong Thủy Hỏa Thổ, tức là Đất Nước Gió Lửa kết hợp lại mà thành, nên bản thân con người đã có một phần tư là lửa ở trong đó rồi, ngọn lửa đó cứ âm ỉ mãi trong ngũ tạng lục phủ tạo nên sự ham muốn mãnh liệt mà ta gọi là Lửa Dục Vọng. Trong văn chương Phật giáo thì gọi nhẹ nhàng hơn : Lửa Lòng. Như cụ Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi tu ở Quan Âm Các :

Cho hay giọt nước cành dương
LỬA LÒNG tưới tắt mọi đường trần duyên …

và như lời của Thúy Kiều đã phân bua với Vương Viên Ngoại khi ông muốn nàng từ giả sư Giác Duyên để theo mọi người về nhà đoàn tụ :

Sự đời đã tắt LỬA LÒNG,
Còn chen vào chốn bụi hồng mà chi ?!

" Tắt Lửa Lòng " còn là một tiểu thuyết tình cảm lãng mạn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933. Tác phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến, và được rất nhiều người chuyển thể thành các vở kịch nói, phổ nhạc... trong số đó phải kể đến Soạn giả Trần Hữu Trang đã biên kịch lại và chuyển thể thành vở cải lương năm 1936 với tên của 2 nhân vật đi vào huyền thoại kịch nghệ Việt Nam là "Lan và Điệp". Chuyện tình "Lan và Điệp" của Việt Nam ta có thể sánh ngang với chuyện tình " Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài " của Trung Hoa xưa, và còn có phần vượt trội hơn về mặt bình dân, được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp quần chúng nhân dân. Nhớ khi xưa, yêu một cô bạn cùng trường, tôi cũng lấy chuyện tình Lan và Điệp để làm ví dụ :

Anh với em như Điệp với Lan,
Thanh mai trúc mã đẹp muôn vàn.
Vỏ vẻ thơ Đường anh đọc thấy,
Chuyện mình sao giống khúc Trường Can...

Chả trách mối tình đầu học sinh tan vỡ theo khói mây như bao mối tình đầu khác


Trong Cung Oán Ngâm Khúc Nguyễn Gia Thiều cũng đã gọi ngọn lửa âm ỉ đốt trong lòng người cung nữ là Tâm Hỏa với các câu :

Ngọn TÂM HỎA đốt dàu nét liễu,
Giọt hồng băng thấm ráo làn son.
Lại buồn đến cảnh con con,
Trà chuyên nước nhất, hương đùn khói đôi !

Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng mượn chữ Tâm Hỏa nói thành "Lửa Tâm" để tả ngọn lửa ghen tuông trong lòng của Hoạn Thư là:

LỬA TÂM càng dập càng nồng,
Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa.
Ví bằng thú thật cùng ta,
Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên !

Hỏa là Lửa,  là chữ Tượng Hình của một trong 214 bộ của "Chữ Nho... Dễ Học", theo diễn tiến của chữ viết như sau :
 
               

                  
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn là hình tượng của một ngọn lửa được vẽ cách điệu để tượng trưng cho lửa, qua Đại Triện, Tiểu Triện dần dần diễn tiến thành chữ viết, cho đến Chữ Lệ thì đã định hình giống như chữ viết hiện nay HỎA 火 là LỬA. Có tất cả 407 chữ được ghép bởi bộ Hỏa nầy để chỉ những gì có liên quan tới Lửa như đèn đóm đuốc nến, nóng nực sáng sủa, nấu nướng chiên xào ... đều thuộc bộ Hỏa cả, Cho thấy là Lửa quan trọng biết bao trong đời sống của chúng ta.

Lửa cháy đỏ rực, hừng hực với ngọn lửa đỏ bốc cao là Dương Hỏa, còn lửa cháy âm ỉ với ngọn lửa xanh dịu dàng chập choạng là Âm Hỏa. Nhưng dù âm dù dương thì lửa vẫn cho ánh sáng và sức nóng có thể thiêu đốt hoặc làm thay đổi hình dạng của những vật chất khác, kể cả Vàng cũng bị chảy thành chất lỏng, mặc dù ông bà ta nói "Vàng thật không sợ lửa", cũng là để chỉ màu sắc của vàng không hề bị suy suyển mà thôi.

Theo Tử Vi đẩu số thì có 6 hình thức lửa, đó là : Thiên Thượng Hỏa 天上火 là Lửa trên trời là Lửa của Mặt Trời, Tích Lịch Hỏa 霹靂火 là Lửa Sấm sét là Lửa của điện chớp, Sơn Đầu Hỏa 山頭火 là Lửa đầu núi là Núi lửa, Sơn Hạ Hỏa 山下火 là Lửa dưới núi là Lửa cháy rừng, Lô Trung Hỏa 爐中火 là Lửa trong lò là Lửa nấu ăn và Phúc Đăng Hỏa 覆燈火 là Lửa của cây đèn dầu là Lửa dùng để thắp sáng. Nên được chia làm hai nhóm :
* Thiên Thượng Hỏa 天上火, Tích Lịch Hỏa 霹靂火, Sơn Đầu Hỏa 山頭火 thì không kỵ thủy, không sợ nước, có nước lại càng nổ lớn cháy lớn hơn.
* Sơn Hạ Hỏa 山下火, Lô Trung Hỏa 爐中火, Phúc Đăng Hỏa 覆燈火 thì gặp nước, gặp mưa đổ xuống là tắt queo ngay !

Theo thần thọai xưa thì Lửa có 2 nguồn gốc như sau :

* Toại Nhân 燧人, hay Toại Nhân thị 燧人氏, là người sáng tạo ra lửa trong Thần thoại Trung Hoa cổ đại, có thuyết xưng ông là một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Theo Cao Đài từ điển, Toại là khoan gỗ lấy lửa, còn Nhân là người.
Theo Sách Hàn Phi tử - Ngũ Đố chép rằng: " Thời thượng cổ, dân ăn quả, củ, thịt sống nên bị đau bụng, bệnh tật rất nhiều. Có thánh nhân bổ củi để lấy lửa nấu chín thức ăn, dân ca ngợi tôn làm vua trong thiên hạ, hiệu là Toại Nhân Thị ". Nhờ có Toại Nhân, loài người có lửa, không còn đứng ngang hàng với cầm thú như trước nữa.

* Chúc Dung 祝融, vốn tên là Trọng Lê 重黎, sáng tạo ra cách nấu qua vật cách nhiệt như : nồi đất, ấm đất, niêu đất; khiến món ăn có mùi vị và thơm ngon hơn, ông lại nghiên cứu ra các chất để khi cần là có lửa ngay mà khỏi phải dùi cây hay mài đá nữa. Ví dụ như ông ép dầu lạc (dầu phọng) tích trữ làm chất cháy, hoặc chế ra ngọn đuốc để có thể giữ lửa và di chuyển được trong bóng tối. Ông giữ chức Hỏa Chính cai quản về việc chế tạo và sản xuất lửa trong thiên hạ với danh hiệu là Chúc Dung 祝融, được dân gian truyền tụng như là một ông Thần Lửa sau Toại Nhân.

Từ sau khi La Quán Trung viết quyển Tam Quốc Chí có nhân vật Chúc Dung Phu Nhân là vợ của Man Vương Mạnh Hoạch, thì lại có thuyết cho thần lửa Chúc Dung là phái nữ, và có lẽ vì thế mà ta có từ "Bà Hỏa" để chỉ người chuyên chăm lo về lửa củi hỏa hoạn chăng ?! Sau PHONG DI là "Dì Gió", ta còn có CHÚC DUNG là "Bà Hỏa" nữa, cho thấy từ ngàn xưa Phái Nữ đã không phải là phái yếu đuối tầm thường !

Theo Dịch Lý Bát Quái về âm dương ngũ hành thì NAM PHƯƠNG BÍNH ĐINH HỎA. Bính là Dương hỏa, Đinh là Âm hỏa và đều thuộc Phương Nam, ăn với mùa hè là mùa nóng nực nhất trong năm, mùa của "Lựu phun lửa hạ..." thích hợp với các loài hoa màu đỏ rực như Hoa Phượng, Hoa Đỗ quyên, hoa Thạch lựu... và như cụ Nguyễn Du đã chuyển mùa trong Truyện Kiều khi ông cho cô Kiều đi tắm :

Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường LỬA LỰU LẶP LÒE đâm bông.
Buồng the phải buổi thong dong,
Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa.

Hỏa là lửa, lửa chẳng những mang lại sự ấm áp, mang lại ánh sáng cho con người, mà còn đưa con người ra khỏi cảnh sống hoang sơ ăn lông ở lổ lúc ban đầu nữa. Lửa còn mang lại những niềm vui, hạnh phúc cho con người khi trời đông gía rét mà được quây quần bên bếp lửa hồng ấm cúng của gia đình như lời ca trong bài "Về Dưới Mái Nhà" của Y Vân và Xuân Tiên :

“...Người ơi, mau về đây,
về bên bếp hồng tay cầm tay...
Cười lên chan chứa tươi làn môi ...
nhớ phút vui đêm nay !
và...
...Nhà ai trong chiều nay
Lửa đêm đốt hồng vai kề vai
Và nghe câu hát yêu đời ai
Hát mãi sao không nguôi...”

... và cái " bếp hồng " ấm áp hạnh phúc kia theo mãi trong tâm thức của những con người tha phương cầu thực như chúng ta mãi mãi cho đến trọn đời :

Ơi,... nỗi lòng chan chứa,
Hỡi người ơi ... biết sao cho vừa... tình thương... của bếp hồng soi !
và bâng khuâng ray rức thiết tha hơn với ...

...Chiều nay mưa còn rơi
Chiều nay bếp hồng đang còn say
Chiều nay vui sống trong tình yêu.
Nhớ phút vui không nguôi.

Nào ai xa ngàn nơi.
Kìa bao mái nhà đang chờ ai
Kìa bao bếp hồng đang còn tươi
Thương nhớ lên đầy vơi...”

Ôi, qủa là những lời ca ray rức, não nuột làm xúc động lòng người xa xứ !... Bài hát " Về Dưới Mái Nhà " đã ăn sâu vào tâm thức của tôi khi tôi vừa mới lớn, khoảng cuối thập niên năm mươi của Thế Kỷ trước, lúc Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới về nước chấp chánh, nên... đến bây giờ định cư trên đất Mỹ nầy, lời của bài hát càng âm ỉ râm rang hơn làm ray rức mãi lòng người viễn xứ như tôi, nhất là vào những ngày cận Tết với trời đông giá lạnh.....

Trong thi ca cổ cũng vẽ nên một bức tranh ấm áp của những người bạn xa quê tìm đến với nhau trong những đêm xuân cận Tết với các nét chấm phá thật nên thơ như trong bài Hàn Dạ 寒夜 (đêm lạnh) của Đỗ Tiểu Sơn 杜小山 đời Tống :

寒夜客來茶當酒, Hàn dạ khách lai trà đương tửu,
竹爐湯沸火初紅。 Trúc lô thang phất hỏa sơ hồng.
尋常一樣窗前月, Tầm thường nhất dạng song tiền nguyệt,
才有梅花便不同。 Tài hữu mai hoa tiện bất đồng.
Có nghĩa :
Đêm đông bạn đến rượu thay trà,
Quanh bếp than hồng nước mới pha.
Bên cửa thường ngày trăng vẫn chiếu,
Thêm cành mai nữa, nhớ quê xa !...


Hỏa là Lửa, ngoài nghĩa Bếp Lửa ra, Hoả còn có nghĩa là Đèn Đóm, đèn đuốc thắp lên ban đêm để vui chơi trong cung như nàng cung nữ thất sủng nhìn về nơi có ánh đèn lửa tiệc tùng mà tủi thân tủi phận :

火照西宮知夜飲, Hỏa chiếu Tây cung tri dạ ẩm
分明復道奉恩時。 Phân minh phúc đạo phụng ân thì.
( Tây Cung Thu Oán )
Có nghĩa :
Lửa chiếu Tây cung đang dạ tiệc,
Rõ ràng nơi đó hưởng ơn vua !

...và buồn như nàng cung nữ trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu :

Hóa công sao khéo trêu ngươi,
Bóng đèn tà nguyệt tẻ mùi ký sinh.

... cũng là đèn lửa nhưng buồn vui có khác, và không chỉ có buồn vui, có những ánh đèn còn rất nên thơ, như đèn của lửa chài trong Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế :


江楓漁火對愁眠 Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

mà cụ Tản Đà đã diễn Nôm rất nên thơ là :

Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ...

... hay như hai ba đóm lửa lặp lòe của một bến đò xa xa trong đêm tối trong bài Đề Kim Lăng Độ của Trương Hỗ 張祜 đời Đường :

金陵津渡小山樓, Kim Lăng tân độ tiểu sơn lâu,
一宿行人自可愁。 Nhất túc hành nhân tự khả sầu.
潮落夜江斜月裡, Triều lạc dạ giang tà nguyệt lý
兩三星火是瓜州。 Lưỡng tam tinh hỏa thị Qua Châu
Có nghĩa :
Kim Lăng bến nước cạnh đồi cao,
Lữ khách qua đêm tự cảm sầu.
Triều xuống trăng mờ chênh chếch chiếu,
Lặp lòe đóm lửa ấy Qua Châu !

Trong cảnh đêm khi nước thủy triều đang xuống dưới ánh trăng nghiêng nghiêng mờ chiếu, thấp thoáng hai ba đóm lửa đèn nhà ai như những vì sao lạc kia, chính là bến đò Qua Châu đối diện đó vậy ! Qủa là một bức tranh chấm phá với cảnh đèn đóm trong đêm vô cùng nên thơ và thi vị !


     Lửa dịu dàng là thế, ấm áp là thế, nên thơ là thế... nhưng khi nổi "tam bành" thì "Bà Hỏa" hoạn đến không buông tha cho ai cả, không buông tha cho vật chất nào cả, mà thiêu rụi sạch sành sanh. Bão tố giật xập nhà cửa, nước lụt cuốn trôi nhà cửa, nhấn chìm ghe xuồng... nhưng cũng còn vớt vát lại được chút đồ đạc còn trôi nổi trên sông, chớ sau một cơn hỏa hoạn thì tất cả còn lại chỉ là đống tro tàn của dĩ vãng mà thôi !

           Lửa còn đi liền với chiến tranh với các từ Binh Lửa, Khói Lửa, Tên lửa, Đạn lửa hay Lửa Đạn là vùng lửa cháy đạn bay, là nơi tuyến đầu, nơi mà người ta bắn giết lẫn nhau, là các vùng Hỏa Tuyến 火線, nơi mà ban đêm luôn có " Những đóm mắt Hỏa Châu 火珠 " soi sáng chiến trường .  Tội nghiệp cho tuổi trẻ Miền Nam, tội nghiệp cho các anh lính trẻ Việt Nam Cộng Hòa như tôi  "xếp bút nghiên theo việc binh đao" để đêm đêm phải tâm sự cùng "Những ánh mắt Hỏa Châu" như trong bài hát của Nhạc sĩ Hàn Châu :
                     Có những đêm dài ... anh ngồi ....nhìn hỏa châu rơi ...
                     Nghe vùng tâm tư ... cháy đỏ ...xoay ngang lưng trời ...
                     Những đóm mắt hỏa châu, bừng lên trong màn tối ,
                     Như mắt em sáng ngời, theo anh đi ngàn lối ...
                     Những đêm không ngủ... anh ngồi tâm sự ...cùng hỏa ...châu rơi.....

                

         Qủa là tội nghiệp cho tuổi trẻ của Miền Nam khoảng thập niên 60-70 thế kỷ trước , tuổi trẻ của Việt Nam nói chung đã bị cuốn vào vòng chiến tranh ý thức hệ một cách oan uổng...

         Ngày xưa, gọi chiến tranh là Phong Hỏa 烽火, là những lửa khói bốc lên do chiến loạn, mà cũng là những lửa khói được đốt lên để báo hiệu chiến tranh đang diễn tiến đến nơi nào, là những Phong Hỏa Đài 烽火台 dùng để cảnh báo cho dân chúng hậu phương biết trước mà tránh xa và nhất là để cho quan binh hu phương biết đường mà ứng phó. Nên Phong Hỏa là chiến tranh như Đỗ Phủ đã viết về chiến loạn do An Lộc Sơn gây ra :

                  Phong Hỏa liên tam nguyệt    烽火連三月

là Chiến tranh kéo dài suốt ba tháng liền... đã gây ra rt nhiều chết chóc khổ đau tang thương khắp chốn, huống chi cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam kéo dài những ba mươi năm, nhân dân cả nước phải hứng chịu biết bao nhiêu là đau thương đồ thán do bom đạn gây ra !  

           Hỏa là Lửa, là Đèn đuốc là Đăng Hỏa 燈火. Hỏa là Tinh Hỏa 星火 là những vì sao lắp lánh trên trời, là Hỏa Tinh 火星 một trong 4 hành tinh của Thái Dương Hệ, có tên la-tinh là Mars. Theo khoa học giả tưởng trên Hỏa tinh có Người Hỏa Tinh và có sự sống như trên Trái đất. Hoả Tiển 火箭 là Tên Lửa, vừa là vũ khí sát thương, vừa là phương tiện chuyên chở trong và ngoài không gian.. Hỏa Thạch 火石 là Đá lửa, đá dùng để đánh lửa. Hỏa Sơn 火山 là núi lửa, là Hỏa Diệm Sơn 火焰山. Hỏa Khanh 火坑 là Cái Hầm Lửa, từ dùng để chỉ các cô gái điếm sống cuộc sống đày đọa đồi trụy ngột ngạt như bị nhốt trong hầm lửa vậy, nên cụ Nguyễn Du đã gọi là "Lửa Nồng" khi cho cô Kiều phân tách để Thúc Sinh hiểu được là sống cảnh lẻ mọn bị vợ lớn ghen tuông hành hạ (giấm chua) còn tội nghiệp hơn là sống đời kỹ nữ nữa :

                          Cúi đầu luồn xuống mái nhà
                     Giấm Chua lại tội bằng ba LỬA NỒNG !
 
          Hỏa còn dùng để chỉ vũ khí của quân đội như từ Hỏa Thương 火槍 là Súng Ống, Hỏa Dược 火藥 là Thuốc súng, Hỏa Lực 火力 là sức mạnh của vũ khí quân đội, Hỏa Tốc 火速 là Nhanh Chóng, Hỏa Công 火攻 là Tấn công bằng lửa, dùng lửa để Hỏa Thiêu 火燒 đốt cháy quân địch, như trận Hỏa Thiêu Xích Bích 火燒赤壁 của Khổng Minh Gia Cát Lượng đã đốt tiêu 81 vạn quân của Tào Tháo trên dòng sông Xích Bích vậy. Cuối cùng để nuôi sống quân đội hàng ngày còn có anh Hỏa Đầu Quân 火頭軍 mà sau nầy trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa gọi là Lính Nhà Bàn, còn Bộ đội Bắc Việt thì gọi là Anh Nuôi. 
           Ngoài trận hỏa công để đời nổi tiếng trong lịch sử thời Tam Quốc ra , còn một trận hỏa công rất đặc sắc nữa ở thời Xuân Thu Chiến Quốc, đó chính là Hỏa Ngưu Trận 火牛陣. Theo Sử Ký Điền Đan Liệt Truyện...

          Đời Yên Chiêu Vương, tướng Yên là Nhạc Nghị đem binh đánh Tề. Tướng Tề là Điền Đan cố giữ thành Tức Mặc. Năm 279 trước Công Nguyên, Yên Huệ Vương nối ngôi, Điền Đan dung kế ly gián để Yên vương dùng tướng Kỵ Kiếp thay cho Nhạc Nghị, đoạn lại dùng kế trá hàng để Kỵ Kiếp không phòng bị, rồi đang đêm gom hết cả ngàn trâu bò trong thành, buộc gươm đao nhọn vào sừng trâu, đuôi trâu buộc cỏ rơm có tẩm dầu, rồi đốt lửa lên, trâu bị nóng cắm đầu cắm cổ phóng về phiá quân Yên, lại cho 5000 lính cảm tử xung phong giết tới. Quân Yên đại bại, Kỵ Kiếp chết trận, Điền Đan thừa thế xua quân đánh chiếm lại hơn 70 thành đã bị mất.

         Vì tích Hỏa Ngưu Trận ở trên mà trong văn học Việt Nam có một bài thơ vịnh Con Trâu Già rất hay như sau :

                         Một nắm xương khô, một nắm da
                         Bao nhiêu cái ách đã từng qua
                         Đuôi cùn biếng vẫy Điền Đan hỏa
                         Tai nặng buồn nghe Nịnh Thích ca
                         Sớm thả đồng đào ăn đủng đỉnh
                         Tối về chuồng quế thở nghi nga
                         Có người toan giết tô chuông mới
                         Ơn đức vua Tề, lại được tha.

        Bài thơ trên có người cho là của cụ Huỳnh Mẫn Đạt, có người cho là của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Nhưng dù của ai thì đây vẫn là một bài thơ hay.

Hỏa là Lửa, nhưng Hỏa Kê 火雞 không phải là Con Gà Lửa mà là con Gà Tây, bình dân gọi là con Gà Lôi, ở Mỹ gọi là Turkey. Lễ Gà Lôi là Lễ Tạ Ơn của Mỹ (ngày Thứ Năm của tuần thứ 3 trong tháng 11), hằng năm dân Mỹ phải "hỏa thiêu" đến mấy triệu con Hỏa Kê nầy để ăn mừng. Hỏa Trùng còn gọi là Huỳnh Hỏa Trùng 螢火蟲, không phải là con sâu lửa mà là con Đom Đóm với ánh đèn lân tinh chớp sáng phía sau đuôi trên các ngọn cây bần ở quê tôi. Cũng như Hỏa Hầu 火候 không phải là con Khỉ Lửa, mà là chỉ cái tiêu chuẩn mức độ đạt đến cở nào. Như hấp bánh còn thiếu hỏa hầu nên bánh chưa thật chín thật ngon, Công phu luyện chưa tới hỏa hầu nên chặt cục gạch còn chưa bể hai... Hỏa Hầu cũng không phải là Tề Thiên Đại Thánh 齊天大聖, vì Tôn Ngộ Không 孫悟空 là con Thạch Hầu 石猴, con khỉ từ trong đá nứt ra, chứ không phải là con khỉ lửa; chỉ sau khi bị Thái Thượng Lão Quân đốt trong lò Bát quái bảy bảy bốn mươi chín ngày ra, thì Tôn Ngộ Không mới có được Hỏa nhãn Kim tinh 火眼金睛, có nghĩa : Con mắt rực như lửa và tròng mắt sáng như vàng có thể nhìn thấu mọi sự vật do yêu quái biến hình. Nhưng Hỏa Xa là Xe Lửa, Hỏa Long 火龍 thì lại là con rồng lửa chính hiệu có màu đỏ rực như lửa. Gần đây, người Hoa lại dùng từ Hỏa Oa 火鍋 là Cái Nồi Lửa để chỉ Cái Lẩu (cái Cù Lao) mà ta thường ăn khi có tiệc. 
   
      Theo phép tạo chữ Nho ngày xưa, một chữ Hỏa 火 là Lửa; 2 chữ Hỏa chồng lên nhau là Viêm 炎 là Nóng, ta có từ kép Viêm Nhiệt 炎熱 là Nóng nực; 3 chữ Hỏa ghép lại thành chữ Diễm 焱 là Lửa cháy rực rỡ, đọc là Diệm thì đồng âm với từ Hỏa Diệm Sơn 火焰山 là Núi Lửa, HỎA DIỆM SƠN còn là từ dùng để chỉ các bà các cô có thân hình với 3 vòng th"nóng", thật gợi cảm, thật bốc lửa ! 


           Những thành ngữ có chữ Hỏa 火 mà Hoa Việt đều thông dụng là :

 * Hỏa thượng gia dầu 火上加油 : Ta nói là "Lửa cháy thêm dầu" hay là "Đổ thêm dầu vào lửa", ý nói đã không chửa cháy mà còn làm cho nó cháy lớn thêm hơn ! 

 * Hỏa hải đao sơn 火海刀山 : Ta nói là "Núi đao biển lửa" để chỉ những nơi vô cùng nguy hiểm, những chỗ mất mạng như chơi !

 * Can sài liệt hỏa 乾柴烈火 : là Củi khô lửa mạnh, ta nói là "Lửa gần rơm" lâu ngày cũng bén.

 * Sấn hỏa đả kiếp 趁火打劫 : Thừa lúc lửa cháy để cướp đồ của người khác, ta nói là " Thừa nước đục thả câu".

 * Phong hỏa liên niên 烽火連年 : Chiến tranh năm nầy liền năm khác, ta nói là " Chiến tranh dai dẳng" như cuộc nội chiến của Việt Nam ta ngày xưa làm cho quân dân đều chán ngán.

         Trong Tăng Quảng Hiền Văn cũng có những câu ngạn ngữ rất thực tế như :

                   Viễn thủy nan cứu cận hỏa,     遠水難救近火,
                   Viễn thân bất như cận lân.      遠親不如近鄰。
Có nghĩa :
                 Nước xa không thể cứu được lửa gần ,
                 Bà con xa không bằng láng giềng gần.


 
Hay như câu :
                    Thành môn thất hỏa,      城門失火,
                    Ương cập trì ngư.           殃及池魚。
Có nghĩa :
               Cửa thành bị lửa cháy, bị hỏa hoạn, thì làm cho lũ cá ở trong ao cũng bị tai ương, bị vạ lây, vì... người ta sẽ vét hết nước ở trong ao để chửa lửa, nên cá sẽ không còn nước để sống nữa ! Giới bình dân gọi là : "bị văng miểng", bị họa lan can !

         Hỏa là Lửa cũng như Mộc là Cây là 2 nhân tố không thể thiếu trong đời sống con người. Hỏa là Đăng Hỏa 燈火 là Đèn đóm để thắp sáng; là Hỏa Lô 火爐 là cái Lò lửa để nấu ăn. Trong thời đại văn minh hiện nay ta còn có Điện Lô 電爐 là Lò điện, Mai Lô 煤爐 là Lò Gas... Lửa còn dùng để sưởi ấm, nấu nướng chiên xào, chế biến thức ăn, xúc tác phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm, để luyện kim... kể cả những hoạt động vui chơi như Bắn pháo bông, Đốt lửa trại.... đều không thể xa rời được lửa. Thử nghĩ nếu một ngày không có lửa thì cuộc sống sẽ ra sao và thế giới nầy sẽ ra sao ?!

        Những đêm nguyện cầu, những đêm thắp nến, đều nhờ vào ngọn lửa của ánh nến để thắt chặt thêm tình đoàn kết, để ung đúc thêm ý chí đấu tranh, để càng hạ quyết tâm phấn đấu hơn để đạt mục đích cuối cùng. Ta hãy nghe lại lời của bài hát Nhạc Rừng Khuya mà nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác khi ông còn chưa đầy 20 tuổi :

             ... Bập bùng bấp bung ....đêm khuya thêm não nùng...
                 Lửa càng bừng cháy, siết tay nhau... chúng ta cùng múa 
                 quanh lửa hồng... cháy trong rừng khuya
và...
             ... Lửa cháy, hăng lửa giục lòng dân ...đoàn kết
                 Lửa reo, vang lửa gào lòng ta ...nguồn sống
                 Lửa Tự Do ...muôn năm vẫn reo ...rừng ơi !

Nhạc sĩ Lam Phương khi sáng tác bản Nhạc Rừng Khuya

         Trở lại với đề tài lúc ban đầu, theo quan niệm của Phật Giáo, cơ thể con người là do TỨ ĐẠI : Đất Nước Gió Lửa khi đã đủ cơ duyên thì kết hợp lại mà thành, nên khi chết đi thì thân Tứ Đại sẽ trả về cho Tứ Đại. Nhớ năm 1963 khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu xong thì còn lại ... trái tim vẫn không chịu cháy trong  lò thiêu lên đến 4000 độ C tại Đài hỏa táng An dưỡng địa ở Phú Lâm (Sài Gòn). Thì ra, vẫn có những cái mà lửa không thể thiêu rụi được, đó là Trái Tim của đấu tranh, tức là Ý Chí Đấu Tranh thì không có ngọn lửa nào thiêu rụi được cả ! Xin được mượn 2 câu thơ sau đây trong bài thơ ca ngợi Hòa thượng Thích Quảng Đức để kết thúc cho bài phiếm luận nầy :

                          Thân Tứ Đại trả về Tứ Đại,
                          Tim của ngài tồn tại thế gian !

       Lửa là Hỏa và Hỏa là Lửa. Lửa thiêu rụi tất cả, nhưng không thể thiêu rụi được Tinh thần đoàn kết và ý chí đấu tranh !

 Đỗ Chiêu Đức - 杜紹德

Giải Cino Del Duca 2023 được trao cho nhà văn Dương Thu Hương

Nhà văn Dương Thu Hương. Ảnh trên 

Vào ngày 21 tháng 4 năm 2023, dưới sự đề xuất, với đa số tuyệt đối, của Hội đồng Giải Cino Del Duca Thế giới, do bà Hélène Carrère d’Encausse, Thư ký Thường trực của Viện Hàn lâm Pháp làm chủ tịch, Ủy ban Quỹ Del Duca, do Xavier Darcos, Đổng lý văn phòng của Institut de France, thuộc Viện Hàn lâm nước Pháp, đã trao Giải thưởng Thế giới 2023, trị giá 200.000€, cho bà Dương Thu Hương, nhà văn Việt Nam đang sống tại Pháp.

Tên của bà đã được Daniel Rondeau, thuộc Viện Hàn lâm Pháp, công bố vào ngày 21 tháng 4 năm 2023 trong khuôn khổ Lễ hội Sách Paris.

Theo nhận xét của Hội đồng giải Cino Del Duca, Dương Thu Hương là một nhà văn tận tuỵ và dấn thân trong việc lên án những vấn nạn tại Việt Nam.

Tên tuổi của bà vượt ra khỏi biên giới Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt tại Pháp, nơi nhiều tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Pháp.

Từ Chốn vắng, cuốn sách được đọc nhiều nhất của bà và Đồi bạch đàn, đến Đỉnh cao chói lọi, dành riêng cho nhân vật Hồ Chí Minh, bà mô tả cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam, sức nặng của quá khứ và truyền thống trong một xã hội mang trong lòng nhiều dấu vết của các cuộc chiến tranh bi thương.

Giải thưởng Cino Del Duca 2023 tôn vinh một nhà văn lớn mà tác phẩm và nhân cách đặc biệt đã chuyên chở những thông điệp về chủ nghĩa nhân văn hiện đại được Hội đồng giải thưởng công nhận.

Giải thưởng được lập ra bởi Simone Del Duca vào năm 1969 với mục đích tôn vinh sự nghiệp của một tác giả người Pháp hoặc nước ngoài có tác phẩm cấu thành, dưới hình thức khoa học hoặc văn học, một thông điệp của chủ nghĩa nhân văn hiện đại.

Với số tiền thưởng lên đến 200.000€, chỉ sau giải thưởng Nobel Văn học.

Ban giám khảo bao gồm 14 thành viên, phần lớn là thành viên của Institut de France, thuộc Viện Hàn lâm Pháp.

Giải thưởng quốc tế Cino Del Duca dành cho văn học thường được ví von như một “antichambre” của giải Nobel Văn học danh giá.

Thật vậy, Mario Vargas Llosa được trao giải Cino Del Duca vào năm 2008. Hai năm sau, nhà văn người Pérou và Tây Ban Nha đã dành giải Nobel Văn học.

Cũng vào năm 2010, nhà văn Pháp, Patrick Modiano là chủ nhân của giải Cino Del Duca trước khi được vinh danh vào năm 2014 với giải Nobel Văn học.

Ngoài ra còn có các nhà khoa học đã được trao giải Cino Del Duca trước khi được nhận các giải Nobel về Sinh học, Y học và cả giải Nobel Hoà bình.

Năm 2022, nhà văn Nhật nổi tiếng Haruki Murakami cũng được trao giải Cino Del Duca. Murakami là một cái tên nổi bật và thường được đề cử trong danh sách các ứng viên cho giải Nobel Văn học.

Ngoài ra còn có nhà văn người Pháp gốc Tiệp nổi tiếng Milan Kundera cũng được vinh danh với giải Cino Del Duca vào năm 2009. Milan Kundera là tác giả của tác phẩm nổi tiếng L’Insoutenable Légèreté de l’être (Đời nhẹ khôn kham).

Việc nhà văn Dương Thu Hương được trao giải Cino Del Duca là một sự kiện lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đó cũng là một cú đấm vào bộ mặt chế độ Việt Nam vì những tác phẩm của bà thể hiện sự bất mãn của bản thân bà đối với chế độ cộng sản độc tài toàn trị. Bà đã từng phải vào tù vì dám lên tiếng phát biểu phê phán việc áp dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam và phản đối độc quyền của đảng cộng sản.

Hiện nay, các tác phẩm văn chương của bà vẫn bị cấm tại Việt Nam vì lý do chính trị.

Giải thưởng Thế giới Cino Del Duca sẽ được trao cho Dương Thu Hương dưới Mái vòm của Institut de France, Viện Hàn lâm Pháp, trong buổi lễ long trọng trao các Giải thưởng Lớn của Viện, vào ngày 21 tháng 6 năm 2023.

Nhắc đến Dương Thu Hương, người viết chợt nhớ đến lời nhận xét của một dịch giả nổi tiếng trong nước, khi gặp ông tại Lausanne, Thuỵ Sĩ: “Văn chương của Dương Thu Hương không có gì đặc biệt và khó đọc”. Khi ấy người viết có nói rằng “khó đọc” có lẽ vì nó trần trụi và khốc liệt khi phơi bày những sự thật, những nỗi thống khổ của người dân Việt Nam trong cái nhà tù khổng lồ lộ thiên! Văn chương của bà là thứ văn chương phản kháng mà không phải ai cũng có cái dũng và sự can đảm để viết…

Mong rằng Dương Thu Hương, một ngày không xa, sẽ được trao giải Nobel Văn học, để làm “thoả lòng” ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước, khi ông này phát biểu: “Tôi luôn mong ước một ngày không xa Việt Nam sẽ có nhà văn đạt giải thưởng Nobel Văn chương, mang đến niềm tự hào cho đất nước. Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào tất cả các nhà văn, tác giả trẻ hôm nay”.

Biết đâu, “niềm tự hào” ấy lại đến từ một ngòi bút sắt thép của một nữ nhà văn bất đồng chính kiến, đang phải sống tha hương, không hề run sợ, chùn bước trước bạo tàn và khủng bố của bộ máy độc tài toàn trị.

4/22/23

Tàu cao tốc đang chạy đua trên khắp thế giới. Nhưng không phải ở Mỹ

YAN'AN, TRUNG QUỐC - 12 THÁNG 4: Một đoàn tàu cao tốc chạy qua một vườn chè vào ngày 12 tháng 4 năm 2023 ở Diên An, tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. (Ảnh của Liu Guoxing/VCG qua Getty Images)

CNN — 

Tàu cao tốc đã chứng tỏ giá trị của mình trên khắp thế giới trong 50 năm qua.

Nó không chỉ giúp giảm thời gian di chuyển mà quan trọng hơn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và mang cộng đồng lại gần nhau hơn. Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu dẫn đầu.

Vậy tại sao nước Mỹ không có mạng lưới đường sắt cao tốc như vậy?

Đối với một quốc gia giàu có và thành công nhất về kinh tế trên hành tinh, với hơn 300 triệu dân ngày càng được đô thị hóa, đó là một vị trí ngày càng khó biện minh.

Mặc dù Nhật Bản bắt đầu xu hướng này với “Tàu cao tốc” Shinkansen vào năm 1964 , nhưng chính sự ra đời của TGV của Pháp vào đầu những năm 1980 mới thực sự khơi mào cho cuộc cách mạng tàu cao tốc toàn cầu đang tiếp tục phát triển.

Cuộc cách mạng tàu cao tốc

Hành khách chuẩn bị lên tàu cao tốc Shinkansen ở Kyoto, Nhật Bản.

Nhưng đó là một cuộc cách mạng cho đến nay đã bỏ qua Hoa Kỳ. Người Mỹ hầu như vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào các đường cao tốc tắc nghẽn hoặc sự căng thẳng gây đau đầu của một sân bay và mạng lưới hãng hàng không dễ bị tan chảy.

Trung Quốc đã xây dựng khoảng 26.000 dặm (42.000 km) đường sắt cao tốc chuyên dụng kể từ năm 2008 và có kế hoạch lên tới 43.000 dặm (70.000 km) vào năm 2035.

Trong khi đó, Hoa Kỳ chỉ có 375 dặm đường ray được dọn sạch để vận hành với tốc độ hơn 100 dặm/giờ .


“Nhiều người Mỹ không có khái niệm về đường sắt cao tốc và không thấy được giá trị của nó. William C. Vantuono, tổng biên tập của Thời đại Đường sắt, ấn phẩm ngành đường sắt lâu đời nhất ở Bắc Mỹ, cho biết: “Họ mắc kẹt một cách vô vọng với tư duy về đường cao tốc và hàng không.

Ô tô và máy bay đã thống trị du lịch đường dài ở Hoa Kỳ kể từ những năm 1950, nhanh chóng soán ngôi mạng lưới tàu hỏa chở khách sang trọng với những cái tên gợi liên tưởng như “The Empire Builder”, “Super Chief” và “Silver Comet”.

Bị các ngôi sao điện ảnh Hollywood và khách doanh nhân bỏ rơi, các tuyến đường sắt nổi tiếng như Trung tâm New York phần lớn bị phá sản vào đầu những năm 1970, chuyển giao các chuyến tàu thua lỗ của họ cho Amtrak , nhà điều hành tàu chở khách quốc gia được thành lập vào năm 1971.

Trong nhiều thập kỷ kể từ khi cắt giảm đáng kể đó, các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa của Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ. Đường sắt chở khách dường như là ưu tiên rất thấp đối với các nhà lập pháp Hoa Kỳ.

Các nhóm vận động hành lang hùng mạnh trong ngành hàng không, dầu mỏ và ô tô ở Washington đã chi hàng triệu USD để duy trì ưu thế đó, nhưng vị thế của họ đang suy yếu trước những lo ngại về môi trường và tình trạng tắc nghẽn ngày càng trầm trọng.

Hàng tỷ đô la để cải thiện đường sắt

Dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1,2 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bao gồm khoản 170 tỷ đô la chưa từng có để cải thiện đường sắt.

Một số trong số này sẽ được đầu tư vào việc sửa chữa Hành lang Đông Bắc (NEC) đang đổ nát của Amtrak nối liền Boston, New York và Washington.

Ngoài ra còn có các kế hoạch lớn để đưa các chuyến tàu chở khách trở lại nhiều thành phố khác trên toàn quốc – cung cấp dịch vụ đi lại nhanh chóng, bền vững đến các thành phố và khu vực đã không có tàu chở khách trong nhiều thập kỷ.

Thêm vào đó là sự thành công của hoạt động Brightline do tư nhân tài trợ ở Florida, đã được bật đèn xanh để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc trị giá 10 tỷ đô la giữa Los Angeles và Las Vegas vào năm 2027, cộng với các kế hoạch ở California, Texas và Cascadia được đề xuất tuyến đường nối Portland, Oregon, với Seattle và Vancouver, và Hoa Kỳ cuối cùng dường như đang ở trên đỉnh của cuộc cách mạng đường sắt chở khách.

Đầu tư lớn hơn

Amtrak có kế hoạch giới thiệu các đoàn tàu Avelia Liberty thế hệ mới của mình để thay thế Acelas, trong hình, trên NEC vào cuối năm nay.

Scott Sherin, giám đốc thương mại bộ phận xây dựng tàu hỏa của Alstom tại Mỹ cho biết: “Mọi tổng thống kể từ Ronald Reagan đều nói về nhu cầu cấp thiết phải cải thiện cơ sở hạ tầng trên khắp Hoa Kỳ, nhưng họ luôn có những ưu tiên khác lớn hơn cần giải quyết.

“Nhưng bây giờ có một động lực rất lớn để khiến mọi thứ chuyển động – đó là thời điểm của sự lạc quan. Nếu chúng ta xây dựng nó, họ sẽ đến. Là một ngành công nghiệp, chúng tôi đang trưởng thành và chúng tôi sẵn sàng thực hiện bước tiếp theo. Đã đến lúc tập trung vào đường sắt chở khách.”

Sherin chỉ ra rằng các dịch vụ công cộng khác như đường cao tốc và sân bay được “trợ cấp ồ ạt”, vì vậy sẽ không có vấn đề gì khi làm điều tương tự đối với đường sắt.

Ông nói thêm: “Chúng ta cần làm tốt hơn việc trình bày rõ ràng những lợi ích của đường sắt cao tốc – việc làm chất lượng cao, kích thích kinh tế, kết nối tốt hơn so với hàng không – và điều đó sẽ giúp chúng ta xây dựng được sự ủng hộ của lưỡng đảng”. “Đường sắt cao tốc không phải là giải pháp cho mọi thứ, nhưng nó có vị trí của nó.”

Chỉ Hành lang Đông Bắc của Amtrak mới có các chuyến tàu có thể di chuyển với tốc độ gần bằng 300 km một giờ (186 dặm / giờ) TGV và Shinkansen.

Ngay cả ở đây, các chuyến tàu Amtrak Acela hiện đang đạt tốc độ tối đa 150 dặm / giờ - và chỉ trong các đợt ngắn. Tốc độ tối đa ở những nơi khác là gần 100 dặm / giờ trên các đường ray tắc nghẽn được chia sẻ với các chuyến tàu chở hàng và hành khách.


Thế hệ tàu hỏa mới


Năm nay, Amtrak có kế hoạch giới thiệu các đoàn tàu Avelia Liberty thế hệ mới của mình để thay thế các tàu Acelas đã hết hạn sử dụng trên NEC.

Có khả năng đạt tốc độ 220 dặm/giờ (mặc dù chúng sẽ bị giới hạn ở tốc độ 160 dặm/giờ trên NEC), các đoàn tàu sẽ mang công nghệ đường sắt cao tốc mới nhất của Alstom đến Bắc Mỹ.

Các đầu máy ở mỗi đầu – được gọi là toa điện – là họ hàng gần của các đoàn tàu TGV-M thế hệ tiếp theo , dự kiến ​​ra mắt tại Pháp vào năm 2024.

Ngồi giữa những chiếc xe điện là những chiếc xe chở khách, sử dụng công nghệ Tiltronix của Alstom để chạy nhanh hơn qua các khúc cua bằng cách nghiêng thân xe, giống như một tay đua MotoGP. Và không chỉ khách du lịch sẽ được hưởng lợi.

Shawn D. Hogan, cựu thị trưởng thành phố Hornell ở bang New York cho biết: “Khi Amtrak trao hợp đồng cho Alstom vào năm 2015 đến 2016, công ty có khoảng 200 nhân viên ở Hornell.

“Con số đó bây giờ là gần 900, với việc tuyển dụng tiếp tục với tốc độ nhanh. Tôi tính toán rằng đã có tổng đầu tư công/tư nhân hơn 269 triệu đô la vào thành phố của chúng ta kể từ năm 2016, bao gồm một khách sạn mới, một bệnh viện hiện đại và các dự án phát triển nhà ở.

“Đó là một dự án phát triển kinh tế mang tính chuyển đổi về cơ bản chưa từng có ở vùng nông thôn nước Mỹ và nếu nó có thể xảy ra ở đây thì nó cũng có thể xảy ra trên khắp nước Mỹ.”

Alstom đã chi gần 600 triệu USD để xây dựng chuỗi cung ứng tại Hoa Kỳ cho tàu cao tốc của mình – hơn 80% đoàn tàu được sản xuất tại Hoa Kỳ, với 170 nhà cung cấp trên khắp 27 tiểu bang.

“Đường sắt cao tốc đã có ở đây. Avelia Liberty được thiết kế chung với các đồng nghiệp châu Âu của chúng tôi, vì vậy chúng tôi có những gì chúng tôi cần cho 'TGV-USA',” Sherin cho biết thêm.

“Tất cả đều là công nghệ đã được chứng minh từ các đoàn tàu hiện có. Chúng tôi đã sẵn sàng để đi khi cơ sở hạ tầng đến.”

Và những dòng mới đó có thể đến sớm hơn bạn nghĩ.

Đường vào tốc độ cao


Vào tháng 3, Brightline đã xác nhận kế hoạch bắt đầu xây dựng tuyến đường cao tốc dài 218 dặm (351 km) giữa Rancho Cucamonga, gần Los Angeles và Las Vegas, tạo ra một con đường xuyên qua Dãy núi San Bernardino và băng qua sa mạc, theo Hành lang liên bang 15.

Tuyến đường 200 dặm/giờ sẽ cắt giảm thời gian xuống còn chưa đầy một giờ – một lợi thế lớn so với mức trung bình bốn giờ bằng ô tô hoặc năm đến bảy giờ bằng xe buýt – khi nó mở cửa vào năm 2027.

Mike Reininger, Giám đốc điều hành của Brightline Holdings, cho biết: “Là dự án đường sắt cao tốc sẵn sàng nhất ở Hoa Kỳ, chúng tôi đang tiến một bước gần hơn đến sân chơi bình đẳng với các dự án cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng trên khắp thế giới, và chúng tôi tự hào sử dụng những công nhân lành nghề nhất của Mỹ để đạt được điều đó.”

Brightline West dự kiến ​​sẽ mang lại khoảng 10 tỷ đô la lợi ích cho nền kinh tế của khu vực, tạo ra khoảng 35.000 công việc xây dựng, cũng như 1.000 công việc lâu dài trong lĩnh vực bảo trì, vận hành và dịch vụ khách hàng ở Nam California và Nevada.

Nó cũng sẽ đánh dấu sự trở lại của các chuyến tàu chở khách đến Las Vegas sau 30 năm gián đoạn – Amtrak đã hủy tuyến “Gió sa mạc” vào năm 1997.

Một dự án khác của California


Brightline hy vọng sẽ thu hút khoảng 12 triệu trong số 50 triệu chuyến đi một chiều được thực hiện hàng năm giữa Las Vegas và LA, 85% trong số đó được thực hiện bằng xe buýt hoặc ô tô.
Việc xây dựng đang được tiến hành trên Đường sắt Cao tốc California (CHSR,), một hệ thống cao tốc giữa Los Angeles và San Francisco.

Trong khi đó, việc xây dựng đang được tiến hành trên một tuyến đường cao tốc khác đi qua Thung lũng San Joaquin.

Dự kiến ​​khai trương vào khoảng năm 2030, Đường sắt Cao tốc California (CHSR) sẽ chạy từ Merced đến Bakersfield (171 dặm) với tốc độ lên đến 220 dặm/giờ.

Cùng với đề xuất nâng cấp các tuyến đường sắt đi lại ở cả hai đầu, dự án này cuối cùng có thể cho phép tàu cao tốc chạy 350 dặm (560 km) giữa Los Angeles đến các khu vực đô thị San Francisco chỉ trong hai giờ 40 phút.

CHSR đã được đưa ra thảo luận từ năm 1996, nhưng việc thực hiện nó đã gây tranh cãi.

Những bất đồng về tuyến đường, các vấn đề quản lý, sự chậm trễ trong việc thu hồi đất và xây dựng, chi phí vượt mức và không đủ kinh phí để hoàn thành toàn bộ hệ thống đã cản trở dự án – bất chấp những lợi ích kinh tế mà nó sẽ mang lại cũng như giảm ô nhiễm và tắc nghẽn. Khoảng 10.000 người đã được tuyển dụng trong dự án.

Chi phí từ 63 tỷ đến 98 tỷ đô la, tùy thuộc vào mức độ cuối cùng của kế hoạch, CHSR sẽ kết nối sáu trong số 10 thành phố lớn nhất của tiểu bang và cung cấp sức chứa tương tự như 4.200 dặm đường cao tốc mới, 91 cổng sân bay bổ sung và hai sân bay mới. đường băng có giá từ 122 tỷ đô la đến 199 tỷ đô la.

Với dân số California dự kiến ​​sẽ tăng lên hơn 45 triệu người vào năm 2050, đường sắt cao tốc mang đến giải pháp có giá trị tốt nhất để giữ cho tiểu bang không bị tắc nghẽn do sương mù.

Hành lang cho tiềm năng lớn nhất

Brightline West và CHSR cung cấp các mẫu cho việc mở rộng đường sắt cao tốc trong tương lai ở Bắc Mỹ.

Bằng cách tập trung vào các cặp thành phố hoặc khu vực quá gần để di chuyển bằng đường hàng không và quá xa đối với người lái xe ô tô, các nhà quy hoạch giao thông có thể dự đoán hành lang nào mang lại tiềm năng lớn nhất.

Sherin nói: “Thật hợp lý khi Hoa Kỳ vẫn chưa phát triển mạng tốc độ cao trên toàn quốc. “Trong nhiều thập kỷ, việc di chuyển bằng ô tô không phải là một khó khăn, nhưng khi tình trạng tắc nghẽn đường cao tốc trở nên tồi tệ hơn, chúng ta đã đến giai đoạn mà chúng ta nên bắt đầu xem xét các giải pháp thay thế một cách nghiêm túc hơn.

“Những con số kỳ diệu là những trung tâm dân cư với khoảng ba triệu người cách nhau từ 200 đến 500 dặm, cho thời gian di chuyển dưới ba giờ – tốt nhất là hai giờ.

“Khi những điều kiện đó áp dụng ở Châu Âu và Châu Á, đường sắt cao tốc làm giảm thị phần của hàng không từ 100% xuống gần bằng không. Mô hình này sẽ hoạt động tốt ở Hoa Kỳ cũng như trên toàn cầu.”

Giấc mơ viển vông?





Leoty X/Andia/Nhóm hình ảnh phổ quát/Hình ảnh Getty
Tàu cao tốc TGV Duplex của Pháp, được xây dựng vào những năm 1990, có tốc độ tối đa 186 dặm một giờ.

Tiến sĩ Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA, lập luận rằng vận tải đường sắt “thường bị bỏ quên” trong các cuộc tranh luận công khai về các hệ thống vận tải trong tương lai – và điều này đặc biệt đúng ở Bắc Mỹ.

Birol cho biết thêm: “Bất chấp sự ra đời của ô tô và máy bay, các loại đường sắt vẫn tiếp tục phát triển và phát triển mạnh.

Trên toàn cầu, khoảng 3/4 hành khách đi đường sắt được thực hiện trên các phương tiện chạy bằng điện, đặt phương thức này vào một vị trí đặc biệt để tận dụng sự gia tăng của năng lượng tái tạo trong những thập kỷ tới.

Ở đây, Hoa Kỳ cũng tụt hậu xa so với phần còn lại của thế giới, với việc điện khí hóa gần như chưa từng được biết đến từ NEC.

Mạng lưới đường sắt ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Trung Quốc và Nga được điện khí hóa hơn 60%, theo số liệu của IEA , tỷ lệ điện khí hóa đường ray cao nhất là Hàn Quốc với khoảng 85%.

Mặt khác, ở Bắc Mỹ, chưa đến 5% tuyến đường sắt được điện khí hóa.

Quy mô khổng lồ của Hoa Kỳ và dân số phân tán rộng rãi của nó làm giảm thiểu khả năng tạo ra một mạng lưới thống nhất, duy nhất thuộc loại đang được xây dựng ở Trung Quốc và được đề xuất cho Châu Âu .

Du lịch hàng không có thể vẫn là lựa chọn ưa thích cho các chuyến đi xuyên lục địa có thể dài hơn 3.000 dặm (khoảng 4.828 km).

Nhưng có nhiều hành lang du lịch liên thành phố ngắn hơn, nơi đường sắt cao tốc, hoặc sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng mới và đường ray được nâng cấp hoặc tàu nghiêng, cuối cùng có thể cung cấp một giải pháp thay thế vô địch cho du lịch hàng không và đường cao tốc.



Bản tiếng Anh :