5/6/10

DÂN QUYỀN CHO DI DÂN BẤT HỢP PHÁP!

Hoàng Ngọc Nguyên
Viet Tribune
Chẳng có chuyện gì lâu đời hơn, nhưng hiện nay ở nhiều nước lại tế nhị hơn, cấp bách hơn nhưng lại khó giải quyết hơn là chuyện di dân.
Chiến tranh, loạn lạc thì ngưòi ta phải đi tìm nơi trú ẩn. Sống ở những nơi khó sống thì người ta mơ ước và tìm cách đến những nơi vẫn được xem là “vùng đất hứa” nếu có những hoàn cảnh, cơ hội hạn hữu, trời cho. Sống trong những chế độ đàn áp, chà đạp, bức bách, kiểm soát, kềm chế con người thì đối với một số người, đây là điều không thể chịu nổi và người ta vẫn tìm xem có nơi nào khác dễ sống hơn trên quả đất này mở cửa cho mình. Nếu không đã chẳng có câu đất lành chim đậu.

CHÚNG TA CHẲNG ĐƠN ĐỘC

clip_image002clip_image004clip_image006

THẾ SỰ THĂNG TRẦM
CHÚNG TA CHẲNG ĐƠN ĐỘC
Hoàng Ngọc Nguyên
Trong tuần vùa qua, có một sự kiện đáng ghi nhận qua việc người Việt ở trên nước Mỹ tưởng niệm 35 năm ngày Saigon thất thủ và Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Người Việt trong năm nay dã không lên tiếng một mình. Đúng hơn, họ đã nhường lời cho một số người Mỹ, và những người Mỹ này không những đã nói thay họ, mà còn nói những điều mà chỉ có những người Mỹ nói mới có sức thuyết phục – và nay họ đã nói. Như nhà báo kỳ cựu Sol Sanders, từng là phóng viên chiến trường cho hãng tin UPI tại Việt Nam trong những năm 60, đã viết: “một nhóm mới các học giả có chủ trương nhìn lại đang chấn chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá (về chiến tranh Việt Nam), cho dù họ phải đương đầu với một lịch sử lâu dài của những thiên lệch của giới truyền thông và kinh điển của Mỹ về thảm hoạ Việt Nam”.

5/5/10

NHÌN LẠI SAU KHI ĐÃ NHÌN LẠI

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image001
Tuần lễ tưởng niệm 35 năm ngày Saigon thất thủ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ đã trở thành quá khứ, mặc dù tuần này hay tháng này 35 năm trước, tất cả chúng ta, dù đa số người còn ở trong nước, thiều số đã ra khỏi nước, đều đang chỉ ở trong “bước đầu” của “thời kỳ quá độ” (tức là chuyển tiếp) đến một cuộc đổi đời bất định, lành ít dữ nhiều. Tất cả những ngày tháng trước và sau ngày 30-4-1975 thật ra phải có chung một giá trị lịch sử, có nghĩa là chúng phải được nhắc đến ngang bằng nhau với cùng mức độ đầu tư cho nghiên cứu, phân tích, kết luận… Thực ra, chúng ta cứ hỏi những người đã sống trong những ngày tháng đó và nay còn sống để nhìn lại quá khứ nào còn nặng chĩu trong tâm trí của họ hơn, câu trả lời, nếu ta nhờ các hãng của Mỹ mở một cuộc thăm dò, hẳn phải là những ngày sau 30-4-75 thuộc vào “nhưng năm tháng không thể nào quên”.

4/28/10

Đức có thái độ cứng rắn trong việc hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp

27/04/2010
Đức Tâm

Thủ tướng Đức Angela Merkel và đồng nhiệm Papandreou (Reuters/Thomas Peter)
Vừa qua, chính quyền Hy Lạp đã chính thức đề nghị Liên Hiệp Châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế giúp đỡ hơn 40 tỷ euros nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính công ở nước này.
Tiến sĩ Âu Dương Thệ
* Nghe bài phỏng vấn *
Modifier
Trên vấn đề hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã không đạt được đồng thuận. Đặc biệt là nước Đức vẫn duy trì một thái độ cứng rắn trên hồ sơ này. Trả lời phỏng vấn đài RFI, từ thành phố Dormunt, tiến sĩ Âu Dương Thệ phân tích thêm về lập trường của Đức.

KHÔNG BAO GIỜ CÒN MÙA XUÂN

Pensée-đàlạt

Không ai còn nhớ đã ăn tết năm 1975 ra sao vì chỉ vài tháng sau, biến cố 30.4 đã làm đảo lộn, quay cuồng trí nhớ của hàng triệu người dân miền Nam. Ký ức về những ngày xuân rộn ràng năm đó đã bị mờ nhạt, xóa nhòa, thay vào là cảnh hoảng loạn, tan tác của những người lính và dân chúng ở mọi tầng lớp. Sau tết, tình hình chiến trận vẫn chưa nghe gì bi đát ngoại trừ những ông tướng tá trong guồng máy lãnh đạo, đánh hơi được thời cuộc, đã âm thầm đưa gia đình ra khỏi nước trước với tiền, vàng, hột xoàn buôn lậu bao năm mong thoát thân, bỏ mặc đất nước đang hồi đi vào nguy kiệt.