Showing posts with label Trung quốc. Show all posts
Showing posts with label Trung quốc. Show all posts

11/8/23

Mạng cáp quang dưới lòng Bắc Băng Dương : Nga mời Trung Quốc nhập cuộc

Nghe phầm âm thanh: 


Thế giới rồi đây sẽ sử dụng Internet của Trung Quốc ? Trong cuộc chiến về công nghệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc được Nga hậu thuẫn để xây dựng hệ thống cáp quang dưới lòng Bắc Băng Dương, thực hiện tham vọng Con Đường Tơ Lụa Mới Digital. Trong thời đại công nghệ số và các hoạt động gián điệp phổ biến, để mở rộng ảnh hưởng và thay thế Mỹ làm chủ mạng internet toàn cầu trong thế kỷ 21, Bắc Kinh muốn kiểm soát « xa lộ thông tin » từ Bắc Cực.

Ảnh minh họa: Nhờ dịch vụ của công ty Pháp, các tài của Công ty Vận tải Bắc cực được kết nối dọc theo Đường Biển Bắc. © AFP/Orange Business Services

Vì sao Bắc Cực trở thành một mặt trận trong cuộc chiến công nghệ digital Mỹ -Trung ? Bắc Kinh tính toán những gì và đã được Nga hậu thuẫn như thế nào ? RFI tiếng Việt mời chuyên gia về hệ thống cáp quang dưới lòng biển, Michael Delaunay, giảng dậy tại đại học Versailles - Saint Quentin en Yvelines trả lời các câu hỏi trên. Các công trình nghiên cứu của giáo sư Delaunay tập trung vào Bắc Cực và ông là tác giả bài tham luận mang tựa đề : Con Đường Tơ Lụa Kỹ Thuật Số, công cụ để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, kể cả tại Bắc Cực. Bài viết đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Quốc Tế - Tập 51, số 1/2020.
..........

Đọc bài viết trên RFI tiếng Việt:

11/7/23

Mỹ lẳng lặng chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho Đài-loan

Bản tiếng Anh:  https://www.bbc.com/news/world-asia-67282107

November 05, 2023

By Rupert Wingfield-Hayes

BBC News, Taiwan

Dịch và bổ sung cước chú: Phạm Văn Bân, Fàn Wénbīn范文彬, November 06, 2023


Đài Loan dưới thời Tổng thống Thái Anh Văn đã lên tiếng nhiều hơn về liên minh với Mỹ

Gần đây, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký khoản tài trợ $80 triệu đô-la cho Đài-loan để mua thiết bị quân sự của Mỹ thì Trung quốc nói họ “lấy làm tiếc và phản đối” những gì Washington đã làm.

 

Đối với người quan sát ngẫu nhiên, khoản tài trợ này không có vẻ là một khoản tiền quá lớn. Nó tốn ít hơn giá của một chiếc máy bay chiến đấu tân tiến. Đài-loan đã đặt mua thiết bị quân sự của Mỹ trị giá hơn 14 tỷ USD. Liệu $80 triệu đô-la khốn khổ này có quan trọng hơn không?

 

Trong khi sự giận dữ là phản ứng đương nhiên của Bắc-kinh đối với bất cứ hỗ trợ quân sự nào dành cho Đài-loan, nhưng lần này có điều gì đó khác biệt.

 

$80 triệu đô-la không phải là một khoản cho vay. Nó là tiền của những người nộp thuế ở Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 40 năm, Mỹ dùng tiền riêng để gửi vũ khí đến một nước mà Mỹ không chính thức công nhận. Chuyện này đang xảy ra theo một chương trình gọi là tài trợ quân sự ngoại quốc (foreign military finance/FMF).

 

Kể từ khi Nga xâm lăng Ukraine vào năm ngoái, FMF đã được dùng để gửi khoảng 4 tỷ USDviện trợ quân sự cho Kyiv. FMF đã được dùng để gửi thêm hàng tỷ USD đô-la cho Afghanistan, Iraq, Israel và Egypt, v.v. Nhưng cho đến nay FMF chỉ được trao cho các nước hoặc tổ chức được Mỹ công nhận. Đài-loan thì Mỹ không công nhận.

 

Sau khi Mỹ chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài-loan sang Trung quốc vào năm 1979, Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho hòn đảo này theo các điều khoản của Taiwan Relations Act/Đạo luật Quan hệ Đài-loan. [1] Điểm then chốt là bán vừa đủ vũ khí để Đài-loan có thể tự vệ trước cuộc tấn công có thể xảy ra của Trung quốc, nhưng không quá nhiều đến nỗi tạo ra bất ổn cho mối quan hệ giữa Washington và Bắc-kinh. Trong nhiều thập niên, Mỹ đã dựa vào điều gọi là sự mơ hồ về chiến lược này/strategic ambiguity để giao dịch buôn bán với Trung quốc, đồng thời vẫn là đồng minh trung thành nhất của Đài-loan.


Nhưng trong thập niên qua, cán cân quân sự dọc Eo biển Đài-loan đã nghiêng hẳn về phía có lợi cho Trung quốc. Công thức cũ không còn hiệu quả nữa. Washington khẳng định mạnh mẽ rằng chính sách của họ không thay đổi, nhưng theo những cách quan trọng thì có. Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhanh chóng bác bỏ ý nghĩ cho rằng FMF có ngụ ý công nhận Đài-loan. Nhưng tại Đài-bắc, rõ ràng là Mỹ đang tái xác định mối quan hệ với hòn đảo này, đặc biệt là do Washington đang thúc đẩy Đài-loan tái vũ trang một cách khẩn cấp.

 

Và Đài-loan, quốc gia không thể so nổi với Trung quốc, cần sự giúp đỡ.

 

Vương Định-vũ/Wang Ting-yu,[2] một nhà lập pháp của đảng cầm quyền có quan hệ mật thiết với Tổng thống Đài-loan Thái Anh-văn, và với các lãnh đạo Quốc hội Mỹ, nói: “Mỹ đang nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết cần phải cải tiến năng lực quân sự của chúng tôi. Họ đang gửi một thông điệp rõ ràng về chiến lược đến Bắc-kinh rằng chúng tôi sát cánh cùng với nhau.”

 

Ông nói rằng $80 triệu đô-la chỉ là phần nổi của một tảng băng rất lớn, và lưu ý rằng vào tháng Bảy (July), Tổng thống Biden đã dùng quyền tùy nghi để phê duyệt việc bán các dịch vụ và thiết bị quân sự trị giá 500 triệu đô-la cho Đài-loan. Ông Vương nói Đài-loan đang chuẩn bị gửi hai tiểu đoàn bộ binh tới Mỹ để được huấn luyện, lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ thập niên 1970s.

 

Nhưng điều then chốt là tiền, theo ông thì khởi đầu có thể lên tới 10 tỷ triệu đô-la trong 5 năm tới.

 

Lại Di-trung/I-Chung Lai,[3] chủ tịch Hội Viễn-cảnh Cơ-kim [4], một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Đài-bắc, nói rằng các thỏa thuận liên quan đến thiết bị quân sự có thể mất tới 10 năm. “Nhưng với FMF, Mỹ đang gửi vũ khí trực tiếp từ kho của Mỹ và đó là tiền của Mỹ - vì vậy chúng tôi không cần phải trải qua toàn bộ diễn trình phê chuẩn.”

 

Điều này rất quan trọng căn cứ vào một Quốc hội bị chia rẽ đã trì hoãn hàng tỷ đô-la viện trợ cho Ukraine, mặc dù Đài-loan rõ ràng nhận được nhiều ủng hộ của lưỡng đảng hơn. Nhưng cuộc chiến tại Gaza chắc chắn sẽ hạn chế nguồn cung cấp vũ khí của Mỹ cho Đài-bắc, cũng như cuộc chiến ở Ukraine. Tổng thống Biden đang tìm kiếm viện trợ chiến tranh cho Ukraine và Israel, trong đó bao gồm cả nhiều tiền hơn cho Đài-loan.

 

Hỏi Bộ Quốc phòng tại Đài-bắc tiền Mỹ sẽ được dùng vào mục đích gì, và câu trả lời là một nụ cười hiểu-biết và đôi môi mím thật chặt.

 

Nhưng Dr. Lại nói rằng có thể đưa ra những phỏng đoán có căn cứ: Hỏa tiễn phòng không Javelin và Stinger - hai vũ khí hiệu quả rất cao mà các lực lượng có thể học cách dùng một cách nhanh chóng.

 

Ông nói: “Chúng tôi không có đủ hỏa tiễn và chúng tôi cần rất nhiều. Tại Ukraine, Stingers đã dùng cạn rất nhanh và cách Ukraine dùng chúng cho thấy chúng tôi cần gấp 10 lần số lượng mà chúng tôi hiện có.

Đài-loan, một đảo tự trị, đối diện nguy cơ bị Trung quốc sáp nhập

Đánh giá của các người quan sát lâu năm rất thẳng thắn: hòn đảo này thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với một cuộc tấn công của Trung quốc.

 

Danh sách của các vấn đề rất dài. Quân đội Đài-loan có hàng trăm xe tăng chiến đấu cũ kỹ, nhưng lại có quá ít hệ thống hỏa tiễn hạng nhẹ tân tiến. Cơ cấu chỉ huy, chiến thuật và học thuyết quân đội của nước này đã không được cập nhật trong nửa thế kỷ qua. Nhiều đơn vị tiền tuyến chỉ có 60% nhân lực lẽ ra phải có. Các hoạt động phản gián của Đài-loan ở Trung quốc được cho là không tồn tại và hệ thống trưng binh của nước này bị hỏng bét.

 

Năm 2013, Đài-loan đã giảm nghĩa vụ quân sự từ một năm xuống chỉ còn 4 tháng, trước khi khôi phục lại thành 12 tháng, một động thái sẽ có hiệu lực vào năm tới. Nhưng có các thách thức lớn hơn. Những thanh niên đã trải qua gọi đùa là “trại nghỉ hè.”

 

Một người mới tốt nghiệp nói: “Không có huấn luyện thường xuyên. Chúng tôi đến trường bắn khoảng hai tuần một lần và dùng những khẩu súng cũ từ thập niên 1970s. Chúng tôi quả đã bắn vào các mục tiêu. Nhưng không có hướng dẫn thích đáng về cách nhắm bắn như thế nào, vì vậy mọi người cứ bắn trượt. Chúng tôi không tập luyện gì cả. Cuối cùng có bài thi về thể lực, nhưng chúng tôi không chuẩn bị gì cho cuộc thi này.”

 

Anh mô tả một hệ thống trong đó các chỉ huy quân đội cấp cao nhìn những thanh niên này với thái độ hoàn toàn thờ ơ và không hề quan tâm đến việc huấn luyện họ, một phần vì họ sẽ chỉ ở đó trong một thời gian ngắn.

 

Tại Washington có cảm giác mạnh mẽ rằng Đài-loan đang sắp hết thời gian để cải tổ và xây dựng lại quân đội. Vì vậy, Mỹ cũng đang bắt đầu tái huấn luyện quân đội Đài-loan.

 

Trong nhiều thập niên, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của hòn đảo này tin tưởng rất nhiều rằng việc xâm chiếm hòn đảo này là cực kỳ khó khăn và nguy hiểm đối với Trung quốc. Giống như Anh, Đài-loan ưu tiên phát triển lực lượng hải quân và không quân - thay vì cho bộ binh.

 

Dr. Lại nói: “Quan điểm là giao chiến với chúng ở Eo biển Đài-loan và tiêu diệt chúng trên bãi biển. Vì vậy, chúng tôi đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc phòng thủ trên không và trên biển”.

Ưu điểm lớn nhất của Đài-loan là hòn đảo có địa hình đồi núi

Nhưng hiện nay Trung quốc có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lực lượng không quân vượt trội hơn rất nhiều. Một cuộc thao diễn trò-chơi-chiến-tranh do một tổ chức nghiên cứu tiến hành năm ngoái tìm thấy rằng trong một cuộc xung đột với Trung quốc, lực lượng hải quân và không quân của Đài-loan sẽ bị xóa sổ trong vòng 96 giờ đầu tiên của trận chiến.

 

Dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, Đài-bắc đang chuyển sang chiến lược “fortress Taiwan/pháo đài Đài-loan” để sẽ khiến cho hòn đảo này trở nên vô cùng khó khăn để Trung quốc chinh phục.

 

Trọng tâm sẽ chuyển sang lực lượng trên đất liền, bộ binh và pháo binh - đẩy lùi cuộc xâm lăng trên các bãi biển, và, nếu cần thiết, giao chiến với Quân đội Giải phóng Nhân dân (People's Liberation Army/PLA) tại các thị trấn và thành phố, và từ các căn cứ nằm sâu trong vùng núi phủ đầy rừng rậm của hòn đảo. Nhưng điều này đặt lại trách nhiệm bảo vệ Đài-loan cho một quân đội đã lỗi thời của nước này.

 

Dr. Lại nói: “Sau khi Mỹ cắt đứt quan hệ vào năm 1979, quân đội của chúng tôi gần như bị cô lập hoàn toàn. Vì vậy, họ bị mắc kẹt trong học thuyết quân sự của Mỹ vào thời Chiến tranh Việt Nam.”

 

Điều này không làm cho Đài-bắc hay Washington lo lắng mãi cho đến gần đây. Qua hai thập niên 1990s và 2000s, các công ty Đài-loan và Mỹ đã xây dựng nhà máy trên khắp Trung quốc. Bắc-kinh vận động hành lang để gia nhập World Trade Organization/Tổ chức Thương mại Thế giới - và đã làm được. Thế giới đón nhận kinh tế Trung quốc, và Mỹ nghĩ rằng thương mại và đầu tư sẽ bảo đảm hòa bình ở Eo biển Đài-loan.

 

Nhưng sự nổi lên của Tập Cận-bình, và chủ trương chủ nghĩa dân tộc của ông, và việc Nga xâm lăng Ukraine đã phá hủy hoàn toàn  những giả sử thoải mái đó.

 

Đối với Đài-loan, những bài học từ cuộc xâm lăng tại Ukraine đã gây sốc. Pháo binh đã khống chế trận địa - pháo binh có tốc độ bắn rất cao và độ chính xác khủng khiếp. Các nhóm lính người Ukraine biết rằng họ phải dời đi sau khi bắn một loạt đạn pháo - nếu không trong vòng vài phút, “hỏa lực phản công” của Nga sẽ trút xuống vị trí của họ như mưa.

 

Nhưng nhiều binh sĩ pháo binh của Đài-loan được trang bị với các loại súng thời Chiến tranh Việt Nam hoặc ngay cả thời Thế chiến II. Súng được nạp đạn theo cách thủ công, di chuyển khó khăn và chậm. Chúng sẽ dễ bị tấn công. 


Điểm dễ bị tổn thương của Đài-loan là đang buộc Washington phải hành động. Đó là lý do tại sao lực lượng trên-mặt-đất của Đài-loan được phái đến Mỹ để được huấn luyện và các huấn luyện viên của Mỹ cũng đến Đài-bắc để phối hợp với thủy quân lục chiến và lực lượng đặc biệt của Đài-loan.


Quân đội Đài-loan phần lớn không thể so nổi với Trung quốc

Nhưng William Chung, một nghiên cứu gia tại Institute for National Defence and Security Research/Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia tại Đài-bắc, nói rằng Đài-loan vẫn không thể hy vọng tự mình ngăn chặn được Trung quốc. Đây là bài học khác từ cuộc chiến ở Ukraine.

 

Ông nói: “Cộng đồng quốc tế phải quyết định liệu Đài-loan có quan trọng hay không. Nếu G7 hoặc NATO nghĩ rằng Đài-loan quan trọng cho ích lợi của họ thì chúng ta phải quốc tế hóa tình hình Đài-loan - bởi vì đó là điều sẽ khiến Trung quốc phải suy nghĩ kỹ về cái giá phải trả.”

 

Dr. Chung nói rằng động thái của Trung quốc đã vô tình giúp Đài-loan làm được điều đó. Ông nói: “Trung quốc đang cho thấy họ theo chủ nghĩa bành trướng tại South China Sea và East China Sea. Và chúng ta có thể thấy kết quả tại Nhật, nơi ngân sách quân sự hiện đang tăng gấp đôi.”

Ông nói kết quả là việc định hình lại các liên minh trong khu vực - cho dù đó là hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Mỹ, Nhật và Nam Hàn, tầm quan trọng ngày càng tăng của các liên minh quân sự như Quad (Nhật, Mỹ, Úc và Ấn-độ) và Aukus (Anh, Mỹ và Úc) đang chạy đua chế tạo tàu ngầm thế hệ tiếp theo chạy-bằng-năng-lượng-hạch-nhân, hay mối tương quan chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Philippines.

 

Ông nói: “Trung quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng trên toàn khu vực. [Và điều đó] có nghĩa là an ninh Đài-loan được kết nối với  Biển Đông và Biển Hoa Đông. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không còn bị cô lập nữa.”

 

Hiện đang có cuộc tranh luận gay gắt ở Washington về việc Mỹ nên hỗ trợ Đài-loan đến mức nào. Nhiều quan sát gia Trung quốc lâu-năm nói rằng bất cứ cam kết công khai nào từ phía Mỹ đều sẽ khiêu khích Bắc-kinh hơn là răn đe. Nhưng Washington cũng biết rằng Đài-loan không thể hy vọng tự vệ một mình.

 

Như một quan sát gia Trung quốc lâu-năm nói: “Chúng ta cần giữ im lặng trước toàn bộ vấn đề của sự mơ hồ về chiến lược, trong khi chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho Đài-loan”.



Chú thích:

[1] Đạo luật Quan hệ Đài Loan/Taiwan Relations Act/TRA, ban hành ngày April 10, 1979, là một đạo luật của Quốc hội Mỹ. Kể từ khi chính thức công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, TRA xác định mối quan hệ chính thức về mặt thực chất nhưng phi-ngoại-giao giữa Mỹ và Đài-loan.
TRA yêu cầu Mỹ phải có chính sách “cung cấp cho Đài-loan vũ khí có tính chất phòng thủ,” và “duy trì khả năng của Mỹ để chống lại bất cứ biện pháp sử dụng vũ lực hoặc các hình thức ép buộc nào khác có thể gây nguy hiểm cho an ninh, hoặc hệ thống kinh tế hoặc xã hội của dân Đài-loan.”

[2] Vương Định-vũ/Wang Ting-yu 王定宇 Chính trị gia Đài Loan. một nhà lập pháp của đảng cầm quyền có quan hệ mật thiết với Tổng thống Đài-loan Thái Anh-văn, và với các lãnh đạo Quốc hội Mỹ,

[3] Lại Di-trung/I-Chung Lai.賴怡忠 . Chủ tịch Viễn-cảnh Cơ-kim Hội, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Đài-bắc.

[4] Viễn-cảnh Cơ-kim Hội:[Yuǎnjǐng jījīn huì] 遠景基金會.

10/21/23

Trung Quốc: Khi cơ sở hạ tầng quy mô quá khổ đè nặng lên kinh tế

 RFI tiếng Việt - Thùy Dương, Đăng ngày: 


Những dự án bất động sản của Evergrande tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 15/09/2021.


Mức tăng trưởng trong lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng giao thông, các cấu trúc công nghiệp, vốn là cột trụ tăng trưởng và thường được thúc đẩy nhờ đầu tư công, cũng có dấu hiệu giảm nhẹ. Đặc biệt, đầu tư vào bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2023 đã giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Pierre-Antoine Donnet, trong hơn hai thập niên, say sưa với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân, Trung Quốc đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào các dự án cơ sở hạ tầng thường là vô dụng, khiến tình trạng nợ nần bùng nổ nghiêm trọng và giờ đây đè nặng lên kinh tế của đất nước. Các tỉnh của Trung Quốc đã tự do vay mượn tiền để đầu tư vào hàng ngàn dự án xây dựng hạ tầng như sân bay, đường cao tốc, cầu treo, và đặc biệt là các khu nhà ở. Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc hiện đang gặp nhiều khó khăn trong khi các tòa nhà chung cư thì trống rỗng, không người ở.

Trong bài viết « Trung Quốc : bằng cách nào ảo tưởng điên rồ về sự vĩ đại đẩy kinh tế vào cảnh sụp đổ » đăng trên trang mạng nghiên cứu về châu Á Asislyst, Pierre-Antoine Donnet trích dẫn một cựu quan chức chế độ Trung Quốc, theo đó tính đến cuối năm ngoái có 648 triệu m2 nhà ở chưa bán được, tương đương với 7,2 triệu căn hộ. Con số nhà ở bị bỏ trống mà các chuyên gia đưa ra rất khác nhau, và theo con số cao nhất thì số nhà đó đủ cho... 3 tỷ người ở. Ngày 25/09/2023, Reuters trích dẫn ông He Keng, 81 tuổi, cựu phó giám đốc Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc ước tính số nhà bỏ trống đủ cho 1,4 tỷ người ở. Nhưng đó là chưa kể đến các khu chung cư đã được bán, nhưng việc xây dựng chưa hoàn tất vì các công ty bất động sản gặp khó khăn tài chính.

Trên mạng xã hội Trung Quốc đã lan truyền nhiều phản ánh của những chủ sở hữu nhà mới, khi chuyển đến ở thì không có nước sinh hoạt, không có điện. Chung cư giống như những tòa nhà ma. Tuy nhiên, theo lệ thường, các thông tin này đã nhanh chóng bị cơ quan kiểm duyệt xóa bỏ chỉ sau vài phút. Về mặt chính thức, chính quyền Trung Quốc vẫn đánh giá là thị trường địa ốc có khả năng chống đỡ được cú sốc. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thì khẳng định đó không phải là vấn đề có thể khiến kinh tế Trung Quốc sụp đổ.

Nhờ sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc kể từ cuối những năm 1970, người dân Trung Quốc đã chứng kiến một bước tiến thực sự trong cuộc sống hàng ngày và họ có quyền chính đáng tự hào về điều đó. Những cải cách cũng tạo ra một tầng lớp trung lưu và đưa Trung Quốc vào thời hưng thịnh chưa từng có. Tuy nhiên, niềm hân hoan chung về sự giàu có của đất nước đã tạo ra một làn sóng lạc quan quá mức và hậu quả là việc xây dựng quá đáng, không phù hợp với thực tế.

Nhiều nạn nhân là người cao tuổi

Pierre-Antoine Donnet cho rằng ảo tưởng điên rồ về một sự vĩ đại đã tạo ra hàng ngàn công trình nghệ thuật vô dụng và hàng triệu ngôi nhà không có người ở. Theo một ước tính hồi năm 2018 của chính quyền Trung Quốc, 1/5 số căn hộ tại các vùng đô thị bị bỏ trống và ít nhất 130 triệu căn nhà được các công ty bất động sản rao bán cho đến nay vẫn chưa tìm được người mua.

Thảm họa này không hề nhỏ, bởi vì chỉ riêng bất động sản đã chiếm tới 25-30% GDP của Trung Quốc, vì thế mà lĩnh vực này đè nặng lên tăng trưởng kinh tế của nước này, hiện đang ở mức thấp chưa từng thấy kể từ công cuộc cải tổ kinh tế hồi năm 1978, và ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người có tiền tiết kiệm, thường là người cao tuổi. Họ bị thuyết phục là đầu cơ bất động sản sẽ mang lại lợi nhuận lớn, nên dồn hết tiền tiết kiệm, vốn dĩ là tiền phòng thân khi về già, vào mua nhà.

Vào năm 2021, khi tập đoàn bất động sản Evergrande thừa nhận không có khả năng thanh toán nợ đáo hạn, vài trăm khách hàng đã tập trung suốt nhiều ngày trước trụ sở chính của hãng ở Thâm Quyến và đòi được trả lại tiền, nhưng đã bị công an giải tán thô bạo. Họ hầu hết là con cái của những người già có tiền gửi tiết kiệm bị dụ dỗ mua nhà và nay thì mất trắng. Khi khủng hoảng nổ ra vào năm 2021, tập đoàn bất động sản Evergrande có 1,5 triệu căn hộ chưa xây dựng còn dang dở.

Đối với Lý Đạo Quỳ (Li Daokui), một nhà kinh tế từng là cố vấn cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, được trang web Passe-Muraille trích dẫn hôm 27/09, « thị trường bất động sản có thể mất ít nhất một năm mới hồi phục ». Ông nhấn mạnh chính quyền phải cho các chủ đầu tư vay nhiều hơn để hạn chế rủi ro thị trường sụp đổ. Theo Bloomberg, khoản tiền vay giai đoạn tháng 04- 08/2023 vẫn tiếp tục giảm khoảng 25% so với năm ngoái. Nhà kinh tế này nhấn mạnh là để hồi phục, thị trường bất động sản cần được bơm thanh khoản khẩn cấp khoảng 13 tỷ euro.

Chính quyền Trung Quốc thận trọng không công bố số nợ của các tỉnh và các cơ quan tài chính trung gian (LGFV), vốn chuyên trách các khoản vay trên thị trường tài chính, đặc biệt là trái phiếu, tạo thành các khoản nợ ngoại bảng không xuất hiện trong các bảng cân đối kế toán công. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ước tính những khoản nợ « ẩn » này lên tới 8,3 ngàn tỷ đô la trong năm 2022 (khoảng 48% GDP). Trên thực tế, đây là vấn đề hiển nhiên ai cũng biết nhưng không nói ra, để tránh tạo tình huống khó xử. Lợi nhuận trung bình của tài sản được đảm bảo bởi các trái phiếu này đã trở nên rất thấp, nên với sức ảnh hưởng và liên quan đến các tác nhân kinh tế khác nhau, các cơ quan tài chính trung gian LGFV là mối nguy cơ lớn đối với sự ổn định tài chính ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Hồ Gia Âm (Hu Jiayin), phó giáo sư kinh tế tại Trường Phát triển Quốc gia (NSD) thuộc Đại học Bắc Kinh, được Nikkei Asia trích dẫn, khoản nợ tích lũy của riêng các cơ quan tài chính địa phương nói trên đã tăng bùng nổ lên tới 54,6 ngàn tỷ Nhân Dân Tệ (7.000 tỷ euro) vào cuối năm 2022, so với 32.600 tỷ Nhân Dân Tệ (4.235 tỷ euro) 4 năm trước đó. Theo số liệu chính thức, đến cuối tháng 06/2023 khoản nợ của của các địa phương lên tới 38.000 tỷ Nhân Dân Tệ (4.930 tỷ euro). Con số thực về khoản nợ của Trung Quốc được giữ bí mật, không minh bạch, nên càng làm gia tăng sự ngờ vực của các định chế tài chính lớn của nước ngoài đối với Trung Quốc.

Theo tính toán các nhà kinh tế của ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase công bố hồi tháng 08/2023, tổng nợ của Trung Quốc, kể cả nợ của các tổ chức tư nhân và nợ của chính phủ trung ương, chiếm tới 282% GDP toàn quốc, so với mức trung bình 256% ở các nước công nghiệp phát triển và 257% của Mỹ. Điều đáng nói hơn là tốc độ nợ tăng so với tầm vóc thực của nền kinh tế Trung Quốc đã lên mức rất cao trong những năm gần đây. Nợ của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi sau 15 năm, cao hơn nhiều so với Mỹ hoặc Nhật Bản, hai nước vốn nổi tiếng là có mức nợ cao.

Các tính toán khác của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) có trụ sở tại Basel, Thụy Sỹ, cho thấy tổng nợ chính quyền trung ương và địa phương của Trung Quốc thực tế lên tới gần 300% GDP trong năm 2022, so với tỷ lệ dưới 200% hồi năm 2012. Tình hình nghiêm trọng đến mức các thành phố miền nam hồi năm 2021-2022 đã phải đặt thuốc nổ phá hàng chục tòa nhà chưa hoàn thiện bị bỏ hoang. Tuy nhiên các video quay cảnh cho nổ các tòa nhà đã bị gỡ bỏ.

Giao thông : Kỳ tích gây tốn kém

Sự quản lý yếu kém cũng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác tại Trung Quốc. Giao thông là một ví dụ. Trong vòng chưa đến 20 năm, Trung Quốc đã xây dựng hơn 42.000 km đường tàu lửa cao tốc cực kỳ hiện đại, một số tuyến tàu đạt vận tốc trên 360 km/h và kết nối hầu hết các thành phố lớn ở miền đông Trung Quốc (Trong vòng hơn 30 năm, Pháp chỉ xây được bằng 1/10 Trung Quốc).

Thế nhưng, kỳ tích đáng kinh ngạc về xây dựng đường sắt của Trung Quốc cũng có cái giá phải trả : khoản nợ lớn của công ty đường sắt Trung Quốc, cũng như sự quá khổ của mạng lưới. Theo truyền thông trong nước, việc xây nhà ga TGV ở Đan Châu, một thành phố cỡ trung bình ở tỉnh Hải Nam, miền trung, dù ngốn tới 5,5 tỷ đô la nhưng chưa từng được đưa vào sử dụng vì thiếu hành khách, nên chính quyền đã phải phá hủy vì nếu cứ duy trì nhà ga thì sẽ gây « tổn thất lớn ».

Một trong số nhiều ví dụ điển hình được nhà nghiên cứu Pierre-Antoine Donnet nêu lên là Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất, nằm ở miền đông Trung Quốc, với GDP bình quân đầu người trong năm 2022 là 7.200 đô la. Tỉnh Quý Châu có hơn 1.700 cây cầu và 11 sân bay, nhiều hơn số sân bay của 4 thành phố lớn nhất Trung Quốc. Khoản nợ tồn đọng của Quý Châu ước tính lên tới 388 tỷ đô la vào cuối năm 2022. Chính quyền tỉnh không còn khả năng tự trả lãi một mình, hồi tháng 04/2023 đã phải nhờ đến sự trợ giúp của trung ương để khôi phục cán cân tài chính.

Hồi chuông báo động của Tập Cận Bình

Sự quản lý yếu kém gây hậu quả năng nề đối với kinh tế Trung Quốc trong thời gian dài. Hồi năm 2022, chính Tập Cận Bình đã gióng chuông báo động, tuyên bố trước các quan chức của đảng rằng mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong những thập niên qua đã đạt đến giới hạn : « Một số người cho rằng phát triển có nghĩa là đầu tư vào các dự án và đầu tư ngày càng nhiều. Nhưng quý vị không thể dùng giày kiểu mới để đi theo con đường kiểu cũ ». Đối với Kenneth Rogoff, giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, Trung Quốc đã tính quá đà và giờ đây rơi vào một tình cảnh khó xử, bởi một phần lớn cơ sở hạ tầng là vô dụng nhưng chi phí bảo trì lại tốn kém, và vấn đề chính là Trung Quốc hiện giờ phải đối mặt với tình trạng lợi nhuận các công trình xây dựng đã giảm.

Một số nhà kinh tế chỉ ra rằng, do chi phí khai thác các cơ sở hạ tầng quá lớn đã tăng mạnh trong khi lợi nhuận giảm sút, để đạt 1 đô la tăng trưởng GDP, Trung Quốc hiện phải đầu tư khoảng 9 đô la, so với 5 đô la cách đây 10 năm và 3 đô la hồi những năm 1990. Các khoản vay mượn thường dựa trên những dự báo kinh tế quá lạc quan, đến mức các địa phương không có khả năng thanh toán lãi cho các khoản vay này. Theo Rhodium Group, một công ty phân tích tài chính có trụ sở tại New York, Mỹ, chỉ khoảng 20% ​​công ty tài chính mà chính quyền các địa phương ở Trung Quốc vay để tài trợ cho các dự án xây dựng có đủ dự trữ để đáp ứng các khoản cho vay ngắn hạn, chủ yếu là để trả nợ trái phiếu cho người dân Trung Quốc và nước ngoài.

Kinh tế Trung Quốc đang đứng trước bài toán khó giải, mắc kẹt giữa các khoản chi tăng bùng nổ và tiêu dùng hộ gia đình ổn định, nếu không muốn nói là đã giảm do những bất trắc hiện tại. Thay vì tiêu dùng, người dân có thói quen tiết kiệm để đề phòng những khó khăn trong tương lai. Theo Ngân hàng Thế giới, mức tiêu dùng của các hộ gia đình tại Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 38% GDP, và duy trì ở mức không thay đổi so với tỉ lệ 68% ở Mỹ.

Ai cũng biết rằng Tập Cận Bình ưu tiên an ninh và ổn định theo hướng bất lợi cho nền kinh tế. Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến việc các cố vấn của ông Tập không muốn áp dụng mô hình tiêu dùng kiểu phương Tây, mà thích mô hình truyền thống, ưu tiên khu vực công và công nghiệp, nhất là chất bán dẫn, lĩnh vực mà Trung Quốc đang tụt hậu so với phương Tây, ngoài ra cũng ưu tiên lĩnh vực trí thông minh nhân tạo.

Khoản nợ ngày càng tăng và tình hình bấp bênh của các chính quyền địa phương làm suy yếu hệ thống ngân hàng của Trung Quốc. Mùa đông năm 2022, 21 ngân hàng Trung Quốc đã đồng ý gia hạn trả nợ cho chính quyền địa phương miền tây nam và các cơ quan tài chính trung gian của họ lên thành 20 năm với thời gian ân hạn nợ gốc 10 năm. Nhưng sự dàn xếp đó, cũng như nhiều thỏa thuận ở các nơi khác, đã gây thiệt hại cho các ngân hàng này.

Nhà nghiên cứu Pierre-Antoine Donnet kết luận là thời kỳ kiếm tiền dễ dàng ở Trung Quốc đã kết thúc, thay vào đó là sự khởi đầu một thời kỳ khó khăn. Sự lạc quan đã nhường chỗ cho sự bi quan. Có sự tương phản rõ rệt giữa cảm giác hưng phấn và yên tâm là Trung Quốc không thể bị tổn thương kéo dài hơn 30 năm, khi người dân Trung Quốc đã quen với siêu tăng trưởng mà họ từng nghĩ sẽ là vĩnh viễn, và cảm giác hoài nghi, ngờ vực của một nước Trung Quốc đang gặp khó khăn.

10/16/23

10 năm Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Jevans Niabiage SCMP ngày 16.10.2023

Trung Quốc sẽ tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba vào thứ Ba 17.10.2023 và thứ Tư 18.10.2023 để kỷ niệm 10 năm sáng kiến ​​đầu tư khổng lồ này trong bối cảnh có nhiều nghi ngờ về lợi ích và tính bền vững của nó.

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc sắp hết hơi?

  • Một thập kỷ sau khi sáng kiến ​​này bắt đầu, số tiền đầu tư vào các dự án ở Châu Phi đã giảm xuống mức thấp nhất;
  • Trong khi các nhà quan sát nói rằng chiến lược này sẽ tiếp tục, có vẻ như 'nhỏ và đẹp' là điểm thu hút mới của nó đối với các nhà phát triển.

 Trung Quốc đăng cai Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba trong tuần này, đánh dấu kỷ niệm 10 năm sáng kiến ​​đầu tư đa quốc gia. Trong phần thứ hai của loạt bài gồm ba phần , Jevans Nyabiage xem xét liệu những lo ngại về gánh nặng nợ nần và nền kinh tế trong nước trì trệ có thể ảnh hưởng đến đầu tư hay không.

Tại ga xe lửa Miritini của Kenya, gần thành phố ven biển Mombasa, một bức tượng của nhà thám hiểm huyền thoại Trung Quốc Zheng He (鄭和 Trịnh Hòa) ngồi trên cột chào đón hành khách, hơn 600 năm sau chuyến hành trình của ông tới thị trấn Malindi, xa hơn trên bờ biển.

Tấm bảng trên bức tượng giải thích mối quan hệ giữa Kenya và Trung Quốc bắt đầu từ chuyến thăm của Zheng vào năm 1418, nói rằng: “Hạm đội của Zheng đã đến thăm Mombasa bốn lần, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Trung Quốc và Kenya và tăng cường trao đổi hữu nghị Kenya-Trung Quốc”.

Đừng bận tâm rằng hồi đó không có quốc gia nào tên là Kenya, và trên thực tế, Trung Quốc là triều đại nhà Minh.

Giờ đây, nhiều thế kỷ sau, Trung Quốc đang tiếp tục những gì Đô đốc Zheng đã bắt đầu, kết nối lịch sử với các dự án như Đường sắt khổ tiêu chuẩn (SGR) của Kenya khi Bắc Kinh thắt chặt quan hệ với khu vực này của châu Phi .

Trung Quốc tài trợ và xây dựng tuyến đường sắt chạy từ Miritini cho tàu chở khách và từ cảng Mombasa cho tàu chở hàng đến thủ đô Nairobi, kéo dài đến Naivasha, một thị trấn ở Thung lũng Tách giãn Trung tâm.

Đây là một phần trong kế hoạch lớn nhằm tái tạo Con đường tơ lụa cổ xưa theo Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường trị giá hàng tỷ USD của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình .
Trước khi Ngân hàng Exim Trung Quốc trở nên thận trọng hơn về khả năng thương mại của dự án, ngân hàng này đã ứng trước 5 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt dài 590km. Nhưng Trung Quốc đã từ chối tài trợ cho đoạn này tới Malaba, ở biên giới Uganda, cũng vì lo ngại về khả năng thương mại.
SGR của Kenya là đại diện cho cả hai loại hình phát triển trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường – trong đó Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào các dự án lớn như cảng, đường cao tốc, đập thủy điện và đường sắt – cũng như xu hướng thu hẹp trong việc cho vay của Trung Quốc đối với các dự án lớn. dự án.

Ở Ethiopia, Trung Quốc đã tài trợ và xây dựng tuyến đường sắt Addis Ababa-Djibouti trị giá 4,5 tỷ USD, trong khi ở Djibouti, Trung Quốc đổ tiền vào lĩnh vực hàng hải, bao gồm các cảng và khu thương mại tự do của nước này, đồng thời xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài gần khu vực chiến lược. Eo biển Bab el-Mandeb giữa Vịnh Aden và Biển Đỏ.

Sau khi bắt đầu vào năm 2013 để thúc đẩy thương mại và thương mại toàn cầu bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng và kết nối với châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã chứng kiến ​​Trung Quốc chi hơn 1 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua.
Tính đến cuối tháng 6 năm nay, Trung Quốc đã ký hơn 200 văn kiện với 152 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế như một phần của sáng kiến ​​này . Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong 10 năm qua, hơn 3.000 dự án hợp tác đã được phát triển và tạo ra hàng nghìn việc làm tại địa phương.

Nhưng gần đây, ngày càng nhiều người chỉ trích, đặc biệt là các quan chức ở Washington và một số nước phương Tây khác, cáo buộc Trung Quốc đã đẩy nợ của một số quốc gia lên mức không bền vững. Các nhà phê bình cáo buộc Bắc Kinh tham gia vào “ngoại giao bẫy nợ” – khiến các quốc gia phải gánh những khoản vay mà họ không đủ khả năng chi trả.

Nguồn tài trợ cho các dự án Vành đai và Con đường cũng bị nghi ngờ khi nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với những cơn gió ngược. Bắc Kinh đã công bố một gói chính sách vào mùa hè này nhằm ngăn chặn rủi ro suy thoái hơn nữa sau khi tăng trưởng kinh tế chỉ tăng 0,8% trong quý II. Đã có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã ổn định, nhưng sự phụ thuộc lâu dài vào nó đã trở thành mối lo ngại toàn cầu.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc “bẫy nợ”. Thay vào đó, họ đổ lỗi cho các tổ chức tài chính đa phương và các chủ nợ thương mại chiếm hơn 80% nợ công của các nước đang phát triển.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết vào đầu năm nay: “Họ là nguồn gánh nặng nợ lớn nhất đối với các nước đang phát triển”.
Để đáp lại Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, năm ngoái Hoa Kỳ và các thành viên G7 khác đã khởi động Quan hệ đối tác đầu tư và cơ sở hạ tầng toàn cầu (PGII) trị giá 600 tỷ USD để “phát triển cơ sở hạ tầng minh bạch, có tác động cao và định hướng giá trị” ở các khu vực có mức độ phát triển thấp. và các nước có thu nhập trung bình.

Austin Strange, trợ lý giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Hồng Kông, cho biết nỗ lực tài trợ cho cơ sở hạ tầng toàn cầu của Trung Quốc đang chậm lại sau tốc độ chóng mặt trong thập kỷ qua.

Có vẻ như chắc chắn rằng các khoản vay cơ sở hạ tầng lớn từ các ngân hàng chính Trung Quốc đã đạt đỉnh về khối lượng toàn cầu và chính phủ Trung Quốc ngày càng nhấn mạnh giá trị của các dự án quy mô nhỏ hơn,” Strange nói.

Đường sắt Mombasa-Nairobi đưa hàng hóa đến cảng. Nó được xây dựng theo kế hoạch vành đai và con đường. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tuy nhiên, các nước đang phát triển vẫn rất quan trọng đối với lợi ích chiến lược của Trung Quốc, cả chính trị lẫn kinh tế, và việc cho vay cơ sở hạ tầng ít hơn không có nghĩa là thu hẹp chiến lược, Strange nói.

Mandira Bagwandeen, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trường Quản trị công Nelson Mandela của Đại học Cape Town, cho biết với những khó khăn tài chính hiện tại của Trung Quốc , nước này không có khả năng cho vay số tiền lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới.

Năm 2016, Trung Quốc đã ứng trước 28,5 tỷ USD cho các nước châu Phi, số tiền cao nhất từ ​​trước đến nay, phần lớn là đến Angola. Kể từ đó, các khoản cho vay của Trung Quốc đối với châu Phi đã giảm xuống mức thấp 994,5 triệu USD vào năm ngoái, theo Cơ sở dữ liệu về các khoản cho vay châu Phi của Trung Quốc tại Đại học Boston.

Nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ ngừng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài. Bagwandeen cho biết: “Chúng tôi có thể sẽ thấy số lượng dự án giảm, đặc biệt là việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn trị giá hàng tỷ đô la, điển hình là đầu tư vào cơ sở hạ tầng vành đai và con đường”.

Các nhà quan sát cho rằng Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường vẫn tiếp tục tồn tại - ít nhất là chừng nào ông Tập còn nắm quyền, vì đây là dự án chính sách đối ngoại đặc trưng của ông và nó đã được nâng lên thành hiến pháp.

"Các khoản đầu tư và cho vay vào [Vành đai và Con đường] đã trở nên có chọn lọc hơn để tránh rơi vào tình trạng nợ nần và phản ứng dữ dội về chính trị
Tim Zajontz, Đại học Stellenbosch

Tim Zajontz, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính trị Quốc tế và So sánh tại Đại học Stellenbosch của Nam Phi, cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục cố gắng điều chỉnh sáng kiến ​​này cho phù hợp với thực tế kinh tế đang thay đổi cũng như những diễn biến địa chính trị.

Zajontz, đồng thời là cộng tác viên nghiên cứu tại Đài quan sát Chiến tranh Lạnh lần thứ hai, một tập thể nghiên cứu toàn cầu chuyên điều tra tác động của cường quốc, cho biết: “Các khoản đầu tư và cho vay [Vành đai và Con đường] đã trở nên có chọn lọc hơn để tránh rơi vào tình trạng nợ nần và phản ứng dữ dội về chính trị”. sự ganh đua. “Chúng ta có thể mong đợi ít dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn hơn và nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc hơn vào các liên doanh sản xuất và chế biến công nghệ thấp trên khắp châu Phi.”

Ông cho biết, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cũng sẽ dấn thân vào các lĩnh vực hợp tác phi kinh tế để tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và kỹ thuật số trên khắp châu Phi.

Zajontz cho biết: “Chúng tôi cũng có thể thấy sự hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực an ninh giữa Trung Quốc và các nước châu Phi”.

Theo Kanyi Lui, luật sư tài chính dự án quốc tế và là người đứng đầu văn phòng Pinsent Masons tại Trung Quốc, kế hoạch Vành đai và Con đường là sự hợp tác dựa trên lợi ích chung, đồng thời các khoản đầu tư và tài chính của Trung Quốc được cung cấp để đáp ứng nhu cầu được xác định bởi chính phủ sở tại và địa phương. điều kiện.

Do đó, Lui cho biết các điểm nóng về hoạt động Vành đai và Con đường có xu hướng thay đổi trên khắp thế giới.

Ông cho biết nếu một số quốc gia hoặc khu vực trở nên khó khăn hơn hoặc có ít nhu cầu đầu tư hơn, thì trọng tâm sẽ tự nhiên chuyển sang các quốc gia hoặc khu vực khác – chẳng hạn như Trung Đông hiện đang chứng kiến ​​​​sự bùng nổ .

“Chúng tôi đã chứng kiến ​​ít nhất hai sự thay đổi tương tự liên quan đến Châu Phi và Châu Mỹ Latinh trong thập kỷ qua và nhu cầu phát triển kinh tế ở Nam bán cầu vẫn rất mạnh mẽ”.

Lui cho biết đã có sự tập trung mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản như điện và giao thông trong thập kỷ đầu tiên thực hiện sáng kiến ​​này vì phát triển kinh tế không thể diễn ra nếu thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản, vốn từng là một trong những trở ngại chính đối với nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, các quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau có những nhu cầu và thách thức khác nhau.

Kể từ khi Tập công bố ý tưởng “nhỏ là đẹp” trong Hội nghị chuyên đề về Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường lần thứ ba vào tháng 11 năm 2021, cụm từ này đã trở nên phổ biến trong các luận điệu chính thức.

Trung Quốc hiện đang tăng cường tài trợ cho các dự án có thời gian trả nợ nhỏ và ngắn hơn. Theo Viện Quan hệ Quốc tế Nam Phi (SAIIA), những dự án này thường được tài trợ bằng các khoản vay nhỏ hơn với thời hạn trả nợ ngắn. Xu hướng này đã chứng kiến ​​quy mô giao dịch trung bình của các dự án xây dựng giảm từ 558 triệu USD vào năm 2021 xuống còn 325 triệu USD vào năm 2022.

 Lui cho biết có khả năng các nước đang phát triển đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản quan trọng sẽ bắt đầu nhận thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với các dự án “nhỏ và đẹp” bền vững hơn nhằm thúc đẩy khả năng sản xuất địa phương, công nghiệp hóa, thương mại quốc tế và phát triển kinh tế địa phương.

Lui nói: “Tôi kỳ vọng chúng ta sẽ tiếp tục thấy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đóng một vai trò quan trọng trong đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, những nước vẫn chưa có cơ sở hạ tầng cơ bản cần thiết để phát triển hơn nữa”.

Bagwandeen đồng ý rằng các dự án vành đai và con đường trong tương lai có thể sẽ “nhỏ và đẹp”, ít tốn kém hơn và có nhiều khả năng sử dụng các khoản vay thương mại thay vì các khoản vay hoặc trợ cấp ưu đãi.

“Người Trung Quốc cũng có thể sẽ trở nên kỹ lưỡng hơn trong việc xem xét tính khả thi và khả thi của dự án – họ không thể để mất nhiều tiền hơn ở nước ngoài,” Bagwandeen nói.

Ovigwe Eguegu, nhà phân tích chính sách tại Development Reimagined có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đang và sẽ tiếp tục phát triển tại các nút quan trọng nhất xét từ quan điểm chiến lược và an ninh kinh tế của Trung Quốc. Ông giải thích đây không phải là một chương trình khổng lồ mà là một tập hợp các giao dịch và dự án phi tập trung, tất cả đều nằm trong cùng một khuôn khổ phát triển cơ sở hạ tầng.

Ông cho biết một số dự án chủ yếu có liên quan đến địa chiến lược với Trung Quốc như dự án đường sắt cao tốc Lào-Trung Quốc, Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan và Hành lang kinh tế Trung Quốc-Myanmar, nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với tuyến đường buôn bán dầu mỏ ở Ấn Độ Dương, do đó cho phép Trung Quốc giải quyết các lỗ hổng chiến lược về nguồn cung dầu và sự cạnh tranh của nước này với Mỹ và Ấn Độ tại eo biển Malacca.

Eguegu chỉ ra rằng “nhỏ và đẹp” báo hiệu sự thay đổi về quy mô của dự án – chứ không phải là chấm dứt hoàn toàn việc cấp vốn cho các dự án.

Ông nói: “Bắc Kinh sẽ ưu tiên hơn nữa các dự án có giá trị chiến lược trực tiếp đối với Trung Quốc hoặc có liên quan đến chiến lược của quốc gia tiếp nhận”.



Tựa tiếng Anh: