Showing posts with label Song Chi. Show all posts
Showing posts with label Song Chi. Show all posts

8/16/15

Dân mình nhẹ dạ, cả tin hay là...
Song Chi
Dân mình nhẹ dạ, cả tin hay dù biết mà vẫn cố tin, cố hy vọng trong nỗi tuyệt vọng? Nên cứ mỗi khi thấy tay lãnh đạo nào mặt mũi sáng sủa hơn, có bằng cấp hơn, có đi học ở nước ngoài về là lại hy vọng tay này lên may ra sẽ khá hơn.

8/6/15

Họ hãy học cách cảm ơn internet!

Song Chi

Khi hùng hổ mắng chửi, hăm dọa học sinh bằng một thứ ngôn ngữ rất không phù hợp với một giáo viên, cô giáo Lê Na, Trung tâm Anh ngữ Lê Na (Thái Hà, Hà Nội), không ngờ rằng toàn bộ hành vi, lời nói của mình lại bị học trò quay lại, đưa lên mạng để rồi bị mọi người chê trách, chỉ trích hết lời. Sự kiện gây xôn xao đến độ đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT quận Đống Đa và cán bộ an ninh khu vực phải vào cuộc, có buổi làm việc với Trung tâm Anh ngữ Lê Na.

6/23/14

LẦN THỨC TỈNH SAU CÙNG

SONG CHI

Sau ngày 30 tháng 4, 1975, người dân miền Bắc nói chung và những đảng viên cộng sản nói riêng lần đầu tiên bước chân vào Sài Gòn và miền Nam, mới vỡ ra một sự thật.

Ðó là cuộc sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam khá hơn chế độ XHCN ở miền Bắc về rất nhiều mặt.

Kinh tế là cái đập vào mắt mọi người ngay lập tức và dễ nhìn ra nhất khi so sánh từ bộ mặt các đô thị cho tới nông thôn hai miền. Thu nhập, mức sống của người dân, số lượng, chất lượng, sự phong phú của các chủng loại sản phẩm, hàng hóa trong đời sống hàng ngày, rồi tổng sản lượng quốc gia, vị trí nền kinh tế của mỗi miền so với các nước trong khu vực...



Bia chủ quyền Việt Nam ở đảo Song Tử Tây do chính phủ VNCH dựng ở đảo Song Tử Tây năm 1956, quần đảo Trường Sa, mới được nhà cầm quyền CSVN công nhận là “di tích lịch sử cấp quốc gia.” (Hình: Tuổi Trẻ)

12/4/13

Dạy trẻ em như thế này sao?

Tác Giả: Song Chi

Ðây không phải là những câu đồng dao vớ vẩn trẻ con hát nghêu ngao ngoài đường nữa mà đã được đưa vào cuốn “Ðồng dao dành cho trẻ mầm non” tập 6, do nhà xuất bản Mỹ Thuật và công ty Văn Hóa Ðình Tị phát hành.
Còn nữa, một bài khác:
“Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng/Ðẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi/ Ông Nhăng bảo để mà nuôi/ Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro/Ông Nhăng bảo để mà kho/ Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng/ Có kho thì kho với riềng/Ðừng kho với ớt tốn tiền uổng công.”
treem sapa xem computer

Trẻ em ở Sapa hiếu kỳ trước một máy conputer có Internet. (Hình: Getty Images)