Showing posts with label Phạm Tín An Ninh. Show all posts
Showing posts with label Phạm Tín An Ninh. Show all posts

6/25/22

Đỗ Trường – Người Chuyên Chở Văn Học Miền Nam Qua Vũng Lầy Lịch Sử.

Phạm Tín An Ninh

Đầu năm 2022, tôi bất ngờ đọc được bài viết “Níu Một Đời, Giữ Một Thời” của tác giả Ban Mai, một nhà văn trẻ trong nước. Cô đang là giáo sư giảng dạy về Khoa Học Công Nghệ và Hợp Tác Quốc Tế tại Trường Đại Học Qui Nhơn

Mở đầu bài viết, tác giả đã vẽ lại bức tranh đen tối, kinh hoàng sau ngày 30.4.75:

“…phần lớn người Miền Nam làm việc cho chính phủ Cộng Hòa đều bị tập trung cải tạo. Cuộc sống của nhiều gia đình đảo lộn. Vì sau khi đổi đời, họ bị thất nghiệp, nhiều người lâm vào cùng quẫn. Cảnh quan thành phố tiêu điều xơ xác, thiếu lúa gạo khiến dân phải ăn độn bo bo và mì sợi. Trầm trọng hơn nữa: Sự xơ xác tinh thần của trí thức Miền Nam không còn được tự do trình bày suy nghĩ, không còn được tự do hấp thu tri thức nhân loại. Thay vào đó là những đợt học tập chính trị triền miên, theo một định hướng duy nhất: Chủ nghĩa Marx. Tất cả sách báo, văn học nghệ thuật bị tịch thu tiêu hủy, nền văn chương Miền Nam hoàn toàn bị bôi xóa. Giống như thời man rợ của Tần Thủy Hoàng năm 210 trước công nguyên…

3/12/19

Nhạc Sĩ Dzũng Chinh, Tác Giả “Những Đồi Hoa Sim”, Chết Trên Đồi Hoa Sim

Phạm Tín An Ninh


GHI CHÚ: Đã có một vài bài viết nói về cái chết của nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái chết của ông, một nhạc sĩ trẻ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim”. Người viết bài này đã ở cùng một đơn vị với ông khi ông tử trận.
Nhạc sĩ Dzũng Chinh không có nhiều sáng tác, nhưng nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” đã làm nên tên tuổi ông. Bài hát được phổ biến trong những năm đầu thập niên 1960, thời điểm chiến tranh Việt Nam bắt đầu khốc liệt, hàng hàng lớp lớp thanh niên miền Nam, hầu hết là những học sinh, sinh viên tạm gác bút nghiên, lên đường tòng quân bảo vệ giang sơn. Bài hát “Những Đồi Hoa Sim” (viết theo ý bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, một nhà thơ sống ở miền Bắc) được phổ biến rất rộng rãi và nhanh chóng được quần chúng đón nhận khá nồng nhiệt, đặc biệt trong hàng ngũ lính chiến miền Nam Việt Nam.

11/3/17

The Vietnam War - Đôi điều cần phải nói


Phạm Tín An Ninh

Bộ phim tài liệu The Vietnam War được thực hiện bởi hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Norvick, hiện đang được phổ biến rộng rãi trên truyền hình NRK (NaUy) và được một số báo chí thiên tả NaUy tán thưởng. Bộ phim này cũng đã được trình chiếu tháng trước trên hệ thống truyền hình PBS tại Mỹ, tạo nên làn sóng tranh cãi, nhiều phản bác hơn là ngợi khen, từ những người Mỹ lẫn người Việt, Người ta công nhận The Vietnam War có khá hơn nhiều so với Vietnam – The Ten Thousand Day War (của Michael Maclear) trước đây, tuy nhiên nó vẫn là một bộ phim tồi. Những người thực hiện vẫn tiếp tục đi theo lối mòn định kiến của giới truyền thông Mỹ. Trong khi đa phần những người trong cuộc, từng tham dự và bị nhiều hệ lụy từ cuộc chiến ấy, dễ dàng nhận ra sự thiên lệch, thiếu chính xác của cuốn phim, từ trong tư tưởng, tài liệu, hình ảnh đến việc phỏng vấn và mục đích thực hiện.

9/5/17

Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN

Phạm Tín An Ninh (Danlambao) - Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình. Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng”nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero.

6/5/16

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba

Phạm Tín An Ninh

Tôi gặp lại anh trong một dịp rất tình cờ. Mùa hè năm 2008, vợ chồng tôi cùng mấy người bạn trên đường từ thác Niagra trở lại New York bằng chiếc mini-van, ghé lại thành phố Buffalo để tìm mua một hộp thuốc nhỏ mắt. Đến quày Pharmacy trong một cửa hàng Target, tôi may mắn gặp một dược tá người Việt.  Nếu không nhìn kỹ cái bản tên trên nắp túi áo, và với cái tên khá đặc biệt, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra anh, người tù binh, đã bị Đại Đội Trinh Sát của đơn vị tôi bắt trong một cuộc hành quân thám sát bên bờ sông Ba, nằm trong địa phận quận An Túc (An Khê) vào giữa tháng 2 năm 1972.

5/1/16

Cái bóng của vị thầy tu.

Phạm Tín An Ninh

(tặng bạn tôi N.V.L)

    Dừng xe trước quán cà phê nằm bên triền núi, tôi kéo Lân vào ngồi bên chiếc bàn nhỏ, nằm riêng rẽ dưới bóng mấy cành thông. Ngày thường, quán vắng khách. Đã hơn bốn giờ chiều mà mặt trời đang ở trên đỉnh đầu. Mùa hè Bắc Âu ngày dài ra, có những ngày cuối tháng sáu, gần như không thấy bóng đêm. Trời nắng, nhưng không nóng lắm. Thỉnh thoảng có vài cơn gió làm lung lay những cành thông, như muốn khuấy động cái không gian tĩnh mịch và tạo thêm chút mát mẻ, thư thái cho khách nhàn du.

9/28/15

Nguồn Cội Xót Xa

Phạm Tin An Ninh

Đêm sẻ chia cùng những xót xa
vết nhăn trên trán tuổi đang già
cơn đau nhắc nhở rằng ta sẽ
có ngày lạc nẻo giữa bao la

Cung Vĩnh Viễn

Tôi quen Long từ lúc còn trong quân trường. Hai thằng có nhiều thứ khác nhau. Cái tên Nguyễn Vĩnh Long của nó cũng đủ làm cho tôi cảm thấy cách xa nó đến cả… vài trăm cây số. Nó cao lêu ngêu, tôi thuộc loại chỉ đủ thước tấc đi lính. Mỗi lần xếp hàng diễn hành hát bài Đường Trường Xa, nó cầm cờ đi hàng đầu, còn tôi ách ê hàng áp chót. Tôi ăn nói vụng về nên thường thầm lặng còn nó thì giỏi lý sự nên nói hơi nhiều. Cái giọng nam bộ của nó thường mở đầu bằng mấy tiếng chửi thề, nên tôi ngại nói chuyện với nó. Dường như hai thằng chỉ có một điều giống nhau duy nhất : Con nhà nghèo, gia đình lại ở quá xa, cho nên những ngày cuối tuần, hai thằng đều mồ côi tại chỗ. Không ngờ chính cái điều giống nhau duy nhất ấy mà sau này hai thằng trở thành bạn chí thân

5/22/15

Cuộc trùng phùng quá bi thảm

Phạm Tín An Ninh.

Theo đoàn quân tiếp thu Sài gòn mà lòng ông Hai Chi rối như tơ vò. Ông và hầu hết các đồng chí của ông ngơ ngác tưởng như chuyện mộng mị không thể nào xảy ra. Chính đơn vị của ông bị đánh tan tác gần như phải xóa sổ trong mùa hè 1972, đến nay vẫn chưa bổ sung xong, và đám bộ đội còn sống sót cũng chưa kịp hoàn hồn. Vậy mà Ban Mê Thuột mất, Tây Nguyên, Vùng 2, đến Vùng 1 có lệnh bỏ, để rồi cả miền Nam thất thủ chỉ trong vòng bốn mươi lăm ngày. Có lẽ những người ngồi trong Bộ Chính Trị ngoài Hà Nội cũng còn bất ngờ, huống hồ Hai Chi, chỉ mang quân hàm thiếu tá, làm sĩ quan hậu cần của một sư đoàn nằm tận vùng rừng núi Tây Nguyên heo hút..

4/20/15

Nợ đời một nửa, một nửa nợ ơn em

(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)

altThời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc dòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung. Nói kiếm cung cho nó vẻ văn chương và lãng mạn, chứ thực ra tôi vào lính, mà lại là thứ lính hạng bét thì làm gì có kiếm với cung. Có phải lính tàu bay tàu thủy gì đâu, mà là lính đi bộ. Lúc băng rừng lội suối, mặc bộ đồ trận hôi hám cả tuần không tắm, tôi ghét cay ghét đắng cái ông nào là tác giả cái câu ” Bộ Binh là nữ hoàng của chiến trường ” mà tôi đã đọc được ngay từ khi mới vào quân trường, đếm bước một hai để hát bài “đường trường xa”.

2/10/14

Đằng sau cuộc chiến - Phạm Tín An Ninh

Cuộc chiến ba mươi năm kết thúc, nhưng chỉ làm cho đất nước điêu linh, dân tộc khốn cùng, kéo theo bao chia ly tan tác. Trước tháng 4/1975 hầu hết những người trai trẻ miền Nam là lính chiến.

Nếu may mắn sống còn qua một thời lửa đạn,  cuối cùng cũng khốn khổ trong ngục tù sau lần bại trận oan khiên. Ra khỏi tù, tứ tán trôi dạt muôn phương, ngỡ không bao giờ còn gặp lại những bạn bè đồng đội cũ. Vậy mà dường như được đất trời thương xót chở che, run rủi bao cuộc trùng phùng bất ngờ, cảm động, như họ vừa cùng tái sinh ở một thế giới nào khác.