Showing posts with label Di tích - lịch sử. Show all posts
Showing posts with label Di tích - lịch sử. Show all posts

10/2/20

Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa những ngày phố phường tấp nập


Những ngày này, phố xá đã ngập tràn không khí Trung thu. Nào bánh, nào đèn lồng đủ màu sắc, còn có rất nhiều những trò chơi hiện đại khiến lũ trẻ mê tít… Không ít người bỗng hoài niệm về những trung thu xưa…

Trung thu có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu thì chắc không có nhiều người biết. Chỉ biết một điều rằng Trung thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và cũng trải qua biết bao biến đổi theo những thăng trầm của thời gian.

8/19/20

Đảo Phú Quốc



Lời giới thiệu của người dịch
Nội dung bài chủ là quan điểm của truyền thông Cam Bốt – Dĩ nhiên, không phải là quan điểm của người dịch, một người Việt Nam muôn thuở. Tuy nhiên đây là một vấn đề 200 năm lịch sử liên quan đến hai nước Cam Bốt - Việt Nam khá ly kỳ… 

Vấn đề nhìn thấy ở đây Cam Bốt, trước thế kỷ thứ 13, từng là một vương quốc lớn và hùng mạnh (tên cũ gọi là “Khmer Empire”) có lãnh thổ khá rông lớn bao gồm 1 phần của Miến Điện, 1 phần của Lào, toàn thể nước Thái Lan, phần đất căn bản Cam Bốt và toàn phần miền Nam Việt Nam, ngày nay đã trở thành một tiểu quốc lạc hậu gần muốn diệt chủng… Chung quy chỉ vì Cam Bốt liên tục hết năm này qua năm khác có các lãnh đạo rất kém cỏi; từ hiếu sắc (Chey Chetha II) đến ngớ ngẩn (Ang Duong, Shihanouk ) và ngu muội (Pol Pot)… Cho nên ngày hôm nay, Cam Bốt chỉ còn một cách nhìn lại lịch sử của họ trong tuyệt vọng và vái trời!!! 

TVG mạn phép được phóng dịch bản tài liệu gốc Anh ngữ có rất nhiều tranh cãi, và nhân tiện cũng mời quý vị cùng đọc cho biết để rộng đường dư luận. 
TVG 
… 

Nhìn lại lịch sử Việt Nam Cận đại 

Sau khi hoàn tất thôn tính Chiêm Thành, từ năm 1613, Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thêm lãnh thổ về phía Nam qua việc tiềm thực đất của vương quốc Cam Bốt thành các tỉnh của miền cực nam của nước Việt Nam ngày nay – Mảnh đất gồm 21 tỉnh của vương quốc Khmer (Nam Kỳ / Kampuchea Krom) kéo dài từ Saigon đến tận Vịnh Thái Lan. Sự bành trướng lãnh thổ này của Việt Nam xem như hoàn tất vào năm 1860. 

Sự bành trướng lãnh thổ của Việt Nam trên đất Cam Bốt bắt đầu mạnh mẽ từ năm 1620 khi vua Cam Bốt là Chey Chetha II (1618-1628) rơi vào cái bẫy của Việt Nam tương tự như trường hợp vua Chiêm Thành ngày trước ở vào thời điểm 1307: Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) gả con gái là công chúa Ngọc Vạn cho vua Chey Chetha II của Cam Bốt để “xin phép” cho dân Việt được vào “khai phá” và làm ăn trên đất Cam Bốt (“request the permission for the Vietnamese to conduct trade in the areas”)… Qua sự can thiệp của công chúa Ngọc Vạn, năm 1623, triều đình Cam Bốt ở Udong (Cambodia Court of Udong) “thấy không có lý do gì” cần phải phản đối nên cho phép người Việt vào lập cơ sở thương mại (trading posts) ở vùng Morea (Bà-rịa) và Prey Nokor (sau này trở thành Sài gòn).

8/7/20

100 năm Hiệp định hòa bình Trianon : Hungary và thảm kịch mất lãnh thổ

Thủ tướng Viktor Orban đọc diễn văn khánh thành khu kỷ niệm 100 năm ngày ký hiệp định hòa bình Trianon, Versailles, tại Satoraljaujhely, Hungary, ngày 06/06/2020. AP - Zoltan Mathe

"Quý vị giờ đây đã đào mồ chôn nước Hung, nhưng Hungary sẽ có mặt tại tang lễ của tất cả các quốc gia mà bây giờ đang đào nấm mồ cho nước Hung”. Câu nói bi thảm và hết sức nổi tiếng nói trên, là của bá tước Apponyi Albert, nhà bác học và nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc Hung, được mệnh danh là “Đại lão trượng vùng Trung Âu”.
Câu nói vang lên vào ngày 4/6/1920 định mệnh, khi Vương quốc Hungary sụp đổ dưới sức ép của các siêu cường. Biến cố xảy ra tròn một thế kỷ trước, tới giờ vẫn là vết thương lòng không phai trong tâm khảm dân Hung. .....
Nghe: Phần âm thanh


RFI- Hoàng Nguyễn & Thùy Dương

5/5/20

VỀ TÂY ĐÔ, XUÔI DÒNG QUÁ KHỨ THĂM VÙNG ĐẤT LONG TUYỀN

Xa xưa, Long Tuyền là tên một xã nhưng qua thời gian, đã trở thành một địa danh nổi tiếng bao trùm một vùng rộng lớn gắn với lịch sử phát triển xứ Cần Thơ. Địa danh này mang ý nghĩa là ‘suối rồng’ hay người xưa gọi là ‘long mạch’, theo hình dung đầu vàm Long Tuyền như miệng rồng và con rạch Long Tuyền như thân rồng uốn lượn.



Địa danh Long Tuyền bao gồm từ chợ An Thới đến mạn Đông cầu Trà Nóc và chạy sâu vô bên trong theo trục đường Bùi Hữu Nghĩa - Bình Thuỷ, nối với tỉnh lộ 923 và kéo tận đến phường Long Tuyền. Do phạm vi rộng lớn và có nhiều di tích văn hóa - lịch sử cổ kính nên vùng này còn được gọi là làng cổ Long Tuyền, với đầu mối là ngôi miếu cổ Long Tuyền - nay được gọi là đình Bình Thuỷ.