10/12/22

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc: Thông tin tóm lược

David Brown BBC News 
Visual Journalism Team 




Dự kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ trao quyền cho Chủ tịch Tập Cận Bình thêm một nhiệm kỳ thứ ba, kéo dài 5 năm. Nếu điều này xảy ra, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông vào những năm 1970.

Quyết định giới hạn hai nhiệm kỳ bị bãi bỏ hồi năm 2018 sẽ giúp Tận Cận Bình củng cố quyền lực ở Trung Quốc.

Có thể ông Tập Cận Bình, 69 tuổi sẽ vẫn là chủ tịch cho đến hết đời.

Và bước đi lịch sử này được cho sẽ diễn ra tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt đầu vào ngày 16/10, một trong những cuộc họp quan trọng nhất trong lịch sử của đảng này.

Đọc thêm:

Tập Cận Bình hiện đang nắm giữ ba vị trí cao nhất

Là Bí thư, ông là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Là Chủ tịch nước, ông đứng đầu nhà nước Trung Quốc.
Là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông tổng chỉ huy lực lượng vũ trang.

Tập Cận Bình còn được xem là nhà lãnh đạo tối cao.

Tập Cận Bình có thể tiếp tục nắm giữ hai chức vụ quan trọng, vừa là Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy Trung ương tại Đại hội Đảng - diễn ra 5 năm một lần, và chức danh chủ tịch nước thì tại kỳ họp Quốc hội thường niên vào mùa xuân năm 2023.

Điều gì sẽ diễn ra tại Đại hội?

Khoảng 2.300 đại biểu sẽ tập hợp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn trong khoảng một tuần.

Khoảng 200 đại biểu trong số đó sẽ được bầu chọn để tham gia Ban chấp hành Trung ương, bên cạnh khoảng 170 thành viên dự khuyết.

Ban chấp hành Trung ương sẽ bầu 25 người cho Bộ Chính trị.

Và Bộ Chính trị sẽ bổ nhiệm các ủy viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Đây là những thành viên cao cấp nhất trong số những người giữ vị trí cao cấp.

Hiện giờ có bảy ủy viên, bao gồm Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Tất cả đều là nam giới.

Không phải tất cả hành động đều diễn ra tại đại hội.

Ban chấp hành Trung ương sẽ nhóm họp vào ngày sau khi đại hội chính kết thúc.


Tại sao lại quan trọng?

Ông Tập Cận Bình lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và một trong những lực lượng quân đội lớn nhất.

Một số nhà phân tích nhận định ông ta sẽ đẩy Trung Quốc vào một lập trường độc tài hơn trong nhiệm kỳ lần ba.

"Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang đi theo hướng chuyên chế," Giáo sư Steve Tsang từ Đại học London University's School of Oriental and African Studies (SOAS) nhận định.

"Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông là một hệ thống độc tài. Chúng tôi chưa đến mức đó, nhưng đang đi theo hướng đó."

Giáo sư Tsang nói đại hội đảng lần này có thể chứng kiến những thay đổi trong hiến pháp, với "tư tưởng Tập Cận Bình" đang được tôn thờ như một triết lý dẫn đường của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

"Tư tưởng Tập Cận Bình" là một thương hiệu chủ nghĩa xã hội Trung Quốc của Tập Cận Bình, một triết lý theo chủ nghĩa dân tộc mang tính khẳng định, rất hoài nghi về giới kinh doanh tư nhân.

Dưới thời lãnh đạo của ông ta, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành trấn áp những công ty quyền lực trong một số lĩnh vực của nền kinh tế.

"Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ thật sự khiến ông ta trở thành một kẻ độc tài," Giáo sư Tsang nhận định.

Giới lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sẽ được công bố tại đại hội, sẽ ban hành một loạt lớn các chính sách.

Bất kỳ chỉ dấu về con đường tương lai của Trung Quốc sẽ được thế giới theo dõi sát sao, đặc biệt là về những thách thức chính: kinh tế, ngoại giao và môi trường.

Thách thức kinh tế của Trung Quốc


Nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ trong những thập niên gần đây. Nhưng hiện Bắc Kinh đang đối mặt với sự đứt gãy kinh tế nghiêm trọng do phong tỏa vì Covid, giá cả tăng vọt và khủng hoảng bất động sản.

Ngày càng có những nỗi lo về lạm phát toàn cầu bị kích hoạt từ cuộc chiến tranh Ukraine, điều này đã gây tổn hại với lòng tin của người dân.

Mức tăng trưởng kinh tế dưới thời lãnh đạo của Tập Cận Bình thấp hơn dưới thời các người tiền nhiệm như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Một số nhà phân tích cho rằng tính chính danh của chính phủ cộng sản vẫn phụ thuộc rất nặng nề vào khả năng có mang lại thu nhập cao hơn và việc làm tốt hơn cho các công nhân Trung Quốc hay không.

Vì vậy nền kinh tế phát triển kém trong 5 năm tiếp theo có thể tạo nên một vấn đề chính trị nghiêm trọng cho Tập Cận Bình.

Đại hội sẽ chuẩn bị tiền đề cho việc xáo trộn những vị trí lãnh đạo kinh tế quan trọng bao gồm thống đốc ngân hàng nhà nước và thủ tướng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành đất nước như thế nào?
Năm lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn


Chính sách Zero Covid

Cách tiếp cận 'Zero Covid' là một trong những chính sách quan trọng của Tập Cận Bình.

Trong khi nhiều nước đã trở lại bình thường, chính quyền Trung Quốc vẫn tăng cường nỗ lực kiềm chế dịch với các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, xét nghiệm hàng loạt và cách ly kéo dài.

Các báo cáo cho biết hơn 70 thành phố gồm Thâm Quyến và Thành Đô đã bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần trong những tuần gần đây, với hàng triệu người dân bị ảnh hưởng, hoạt động của số lượng lớn các doanh nghiệp bị đứt đoạn và có thông tin về sự bất mãn của người dân.

 

Cách tiếp cận 'Không Covid' là một trong những chính sách quan trọng của Tập Cận 

Tập Cận Bình đã cam kết "kiên quyết đấu tranh chống lại bất kỳ ngôn từ và hành động nào làm bóp méo, ngờ vực hoặc phản bác" chính sách Covid của mình.

Một đợt dịch bùng phát lớn trong thời gian từ nay đến đại hội, hoặc trong đại hội tạo nguy cơ gây tổn hại đến hình ảnh về năng lực của Tập Cận Bình.

Một số nhà quan sát nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sử dụng đại hội để tuyên bố chiến thắng trước đại dịch và chấm dứt chính sách 'Zero Covid'

Hay Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể lập luận rằng Trung Quốc - không giống các nước khác - trân trọng mạng sống của con người hơn nền kinh tế, trong trường hợp sẽ vẫn duy trì chính sách này.


Đài Loan và Phương Tây

Tập Cận Bình cũng ưu tiên cách tiếp cận cứng rắn trong các mối quan hệ với Phương Tây, đặc biệt liên quan đến vấn đề Đài Loan.

Chuyến thăm đến Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ hồi tháng 8 đã khiến Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự, bao gồm phóng tên lửa, xung quanh hòn đảo này.

Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và cuối cùng sẽ chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh, trong khi đó Đài Loan cho rằng không có liên quan đến Trung Quốc lục địa.

Reuters: 'Sáu kịch bản của Trung Quốc với Đài Loan' đều dẫn tới đại khủng hoảng

Tập Cận Bình đã từng nói "việc tái thống nhất" với Đài Loan "phải được hoàn thành" trước năm 2049, khi Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - và đã không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu.
 chuyên gia an ninh cho rằng việc Trung Quốc thâu tóm được Đài Loan sẽ làm tan vỡ sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương và hơn thế nữa.

Đài Loan có một tầm quan trọng chiến lược lớn đối với Phương Tây, một phần của điều được gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" (first island chain), bao gồm một loạt các lãnh thổ là đồng minh của Mỹ trong hàng thập kỷ qua.

Thông tin tường thuật bổ sung từ Wanyuan Song.



No comments:

Post a Comment