7/12/17

Đằng sau bức ảnh thể hiện 'siêu quyền lực' của ông Putin

Quốc Vinh |  11/07/2017 02:10 PM

Đằng sau bức ảnh thể hiện 'siêu quyền lực' của ông Putin

Bức ảnh ông Putin đầy uy quyền ở vị trí chính giữa đã gây sóng gió trên các trang mạng xã hội vài ngày qua.

Bức ảnh Tổng thống Trump cùng ông Erdogan chăm chú lắng nghe nhà lãnh đạo Nga nói đã trở thành chủ đề gây sốt trên các trang mạng xã hội những ngày qua.

Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức cuối tuần trước đã mang đến nhiều hình ảnh đáng giá về các nhà lãnh đạo thế giới.

Trong đó, các bức ảnh thu hút sự chú ý nhất vẫn đến từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người vừa có cuộc gặp mặt đối mặt đầu tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị.

Bức ảnh ông Putin đầy uy quyền ở vị trí chính giữa đã gây sóng gió trên các trang mạng xã hội vài ngày qua.

Ngoài ra, một bức ảnh thể hiện vị thế của nhà lãnh đạo nước Nga trong cuộc họp chính của G20 được lan truyền trên các mạng truyền thông xã hội và đã thu hút được sự quan tâm, cũng như nhận được số lượt bình luận khổng lồ.

Chỉ một ngày sau khi tuyên bố chung G20 được đưa ra, hình ảnh ông Putin với gương mặt nghiêm nghị ngồi chính giữa, trong khi Tổng thống Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhìn chằm chằm vào ông chủ Điện Kremlin như thể họ đang rất tập trung vào những điều ông nói...đã gây bão trên khắp các trang mạng xã hội Facebook, Twitter.

Mặc dù nhận được hàng chục nghìn lượt chia sẻ, tuy nhiên bức ảnh này là giả mạo.

Hình ảnh gốc vốn được chụp bởi nhiếp ảnh gia Kayhan Ozer của hãng Getty Images, mặc dù vậy khoảnh khắc này cũng được nhiếp ảnh gia khác của các hãng tin khác chụp lại. Lúc đó ông Putin không hề có mặt cùng với Tổng thống Mỹ, hay người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bức ảnh của phóng viên Markus Schreiber từ hãng tin AP có thể thấy, nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump thực tế đang nói chuyện với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Chỗ ngồi trống ở giữa vốn là của Thủ tướng Anh Theresa May.

Đằng sau bức ảnh thể hiện siêu quyền lực của ông Putin - Ảnh 1.

Tuy nhiên, một bức ảnh khác của nhiếp ảnh gia Markus Schreiber của tờ AP đã cho thấy hình ảnh trên chỉ là giả.

Không rõ ai đã thực hiện chỉnh sửa bức ảnh này, nhưng một trong những người đăng tải sớm nhất là nhà báo Nga Vladimir Soloviev. Bức ảnh đã được Soloviev xóa khỏi Facebook sau khi bị một số trang web bóc mẽ.

Mặc dù không gây ra hậu quả gì đáng ngại nhưng một số người dùng trên các trang mạng xã hội khi tưởng bức ảnh là thật đã có một số bình luận với chủ ý mỉa mai, suy diễn câu chuyện đi theo các chiều hướng chỉ trích.

Với việc Tổng thống Trump đang bị giới chính trị trong nước phản đối vì quá thân thiện với nhà lãnh đạo Nga, bức ảnh thể hiện vị thế "dưới cơ" của ông chủ Nhà Trắng với ngài Putin. Điều đó chắc chắn sẽ "đổ thêm dầu vào lửa", trở thành cái cớ để các phe nhóm đối lập gây áp lực lên Tổng thống Trump.

Theo Gizmodo, bức ảnh ví dụ đặc trưng cho “Fake News” – “Tin tức giả mạo” đang trở thành vấn nạn trong thời đại truyền thông ngày nay.

Với sức mạnh chia sẻ khổng lồ của các phương tiện truyền thông xã hội, những thông tin hay bức ảnh giả mạo có thể lập lờ đổi trắng thay đen, khiến cho độc giả trở thành những nạn nhân bị thông tin giả dắt mũi.

No comments:

Post a Comment