Một cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva
Tin liên hệ
- Một số phản ứng sau hội nghị 6 của đảng Cộng sản Việt Nam
- Lãnh đạo Việt Nam củng cố quyền lực giữa lúc chống đối gia tăng
- Thỉnh nguyện thư gởi LHQ về 3 nhà hoạt động công đoàn Việt Nam
- Dân biểu Mỹ kêu gọi bà Clinton can thiệp cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân
Trà Mi-VOA
18.10.2012
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền của người Việt trong và ngoài nước cùng lên tiếng phản đối việc Hà Nội ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Trong bản lên tiếng vừa được phổ biến ra công luận, các tổ chức đồng ký tên bao gồm Ủy ban Nhân quyền Việt Nam và Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam có trụ sở ở Việt Nam cùng với Qũy Tù nhân Lương tâm, Tập hợp Vì Nền Dân Chủ, và Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS có trụ sở ở Mỹ và Australia khẳng định Việt Nam chưa xứng đáng đứng vào cơ cấu liên chính phủ của Liên hiệp quốc có nhiệm vụ xem xét các vụ vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.
Cả thế giới đều thấy rằng chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng trợn quyền tự do lên tiếng của người dân, điển hình như các vụ xử blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG, hoặc đàn áp các cuộc biểu tình của dân oan hay của những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa...
Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế.
Bản lên tiếng nêu rõ với những thành tích chà đạp nhân quyền trầm trọng, chính quyền Việt Nam không đủ tư cách của một thành viên hiểu và tôn trọng đầy đủ các quyền con người để phân xử sự vi phạm nhân quyền của các nước khác.
Bản lên tiếng nói ‘Chúng tôi hoặc là những nạn nhân của những vi phạm nhân quyền ngay trên đất nước chúng tôi, hoặc phải sống lưu vong ngoài Việt Nam vì kết quả của đàn áp khốc liệt mà chính quyền Việt Nam không bao giờ nương tay’ ‘kịch liệt phản đối chính quyền Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà không hề có tiến bộ nào trong việc tôn trọng và tuân thủ Tuyên ngôn Nhân quyền 1948’.
Từ Việt Nam, Bác sĩ bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế, đại diện Tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ, nhấn mạnh thông điệp chính của bản lên tiếng này:
“Việt Nam không đủ tư cách để ứng cử hay trở thành hội viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Những người ra ứng cử phải đại diện cho những nước có thành tích nhân quyền tương đối tốt để có thể lên tiếng tranh đấu cho những vụ vi phạm nhân quyền ở nước khác. Hiện giờ cả thế giới đều thấy rằng chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng trợn quyền tự do lên tiếng của người dân, điển hình như các vụ xử blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG chẳng hạn, hoặc đàn áp các cuộc biểu tình của dân oan hay của những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hoàn toàn là những sự lên tiếng có tính cách ôn hòa. Chúng tôi muốn lên tiếng để nói cho cả thế giới, cho tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc, cho các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc biết rằng Hà Nội không xứng đáng và không đủ tư cách để ứng cử.”
Bản lên tiếng tố cáo chính quyền Hà Nội ngày càng tăng cường các hình thức trấn áp và đe dọa những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong nước, bất chấp những nỗ lực của giới bảo vệ nhân quyền quốc tế và nguyện vọng dân chủ chính đáng của người dân.
Các tổ chức đồng ký tên trong bản lên tiếng nói Việt Nam trở thành nhà tù của những ai dám lên tiếng chỉ trích chính phủ và đòi các quyền tự do căn bản. Bản lên tiếng nêu rằng từ đầu năm tới nay, ít nhất 37 người chỉ vì thực thi quyền căn bản của công dân một cách ôn hòa mà bị lãnh án tù dựa vào các tội danh mơ hồ trong Bộ luật Hình sự như “tuyền truyền chống nhà nước”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “phá hoại chính sách đoàn kết”. Hiện vẫn còn mấy mươi người khác bị giam giữ chưa đưa ra xét xử.
Bản lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội trước tiên phải cải thiện thành tích nhân quyền, phóng thích tù nhân chính trị và tôn giáo để đủ tư cách ứng cử hay trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
“Họ bỏ tù trên chục năm đối với những người thực thi quyền bày tỏ quan điểm cá nhân như Điếu Cày hay Tạ Phong Tần...cách hành xử như vậy hoàn toàn không xứng đáng để Việt Nam ngồi vào chiếc ghế của Hội đồng Nhân quyền LHQ”...
Phil Robertson, HRW.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc UNHRC ra đời năm 2006 được xem là một tòa án công luận chuyên xem xét và phê phán vi phạm nhân quyền của các nước trên thế giới.
Việt Nam hiện đang vận động sự ủng hộ của các nước trong nỗ lực ứng cử vào Hội đồng UNHRC. Bên lề Hội nghị thường niên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9, Ngoại Trưởng các nước Đông Nam Á lên tiếng ủng hộ Hà Nội.
Tuy nhiên, sau hàng loạt các vụ bắt giam và xét xử những nhà hoạt động nhân quyền trong nước đặc biệt là sau phiên xử blogger Điếu Cày, phản đối của giới bảo vệ nhân quyền quốc tế trước ý định của Hà Nội muốn gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ngày càng dâng cao.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nói:
“Họ bỏ tù trên chục năm đối với những người thực thi quyền bày tỏ quan điểm cá nhân như Điếu Cày hay Tạ Phong Tần. Thật quá tàn nhẫn. Điều này hoàn toàn trái ngược với cam kết của Hà Nội về tôn trọng nhân quyền và cách hành xử như vậy hoàn toàn không xứng đáng để Việt Nam ngồi vào chiếc ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.”
Nghị quyết thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ngày 15/3/2006 có nêu rõ các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền phải đạt tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền căn bản của con người.
No comments:
Post a Comment