3/8/21

PGS Nguyễn Thị Hiệp : Mang ý nghĩa của nghiên cứu khoa học vào đời sống

PGS-TS Nguyễn Thị Hiệp, trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh trên tạp chí Asian Scientist, ngày 13/11/2018. © Asian Scientist / Ảnh chụp màn hình

Năm 2019, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp được bình chọn là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á, theo tạp chí Asian Scientist của Singapore. Một năm trước, chị nằm trong số 14 nhà khoa học nữ xuất sắc dưới 40 tuổi được trao Giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng của thế giới 2018, nằm trong khuôn khổ Giải thưởng Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của Quỹ L’Oréal và UNESCO.

Một điểm chung trong những công trình nghiên cứu kỹ thuật y sinh của chị, lần lượt được nhận giải thưởng quốc tế từ năm 2016 đến 2019, là có tính ứng dụng cao, đóng góp nổi bật cho cộng đồng: keo kháng khuẩn giúp làm lành vết thương - một giải pháp sơ cứu hữu hiệu cho người sống xa bệnh viện; nghiên cứu những phát hiện mới của loại vật liệu Titanium trong ngành nha khoa phục hồi; giải pháp giảm áp lực lên các thành phố đô thị hóa nhanh… và gần đây là sản phẩm Antiviral colloidal silver có thể phòng nhiễm virus trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, hiện được lưu hành trong nội bộ trường.

Gần 10 năm kể từ khi tốt nghiệp tiến sĩ về y học tái tạo ở Hàn Quốc và trở về nước năm 2012, chị có 107 công trình khoa học, khoảng 100 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế và trong nước, đặc biệt là 4 bằng sáng chế.

Trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 04/03/2021, phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp, trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thêm về hành trình từ “ba không” - không tài trợ, không dự án, không máy móc - đến những thành công hiện nay.

*****
Nghe Âm thanh phần phỏng vấn:

3/7/21

CHUYỆN CHÚ CHIM HOẠ MI CÒI CỌC

Đỗ Duy Ngọc

Linh bắt gặp nó rất tình cờ khi một buổi sáng rảnh rỗi ghé chơi gian hàng của người bạn bán chim cảnh. Nó như một miếng thịt bèo nhèo, tai tái. Hai khoé mỏ còn vàng ươm, hai mắt chưa mở, chỉ là hai đốm đen. Cái cổ ngẳng, quẹo một bên, thỉnh thoảng lại cố vươn lên, ngáp ngáp như người khó thở. Hai cái cánh bé xíu, cặp chân cũng nhỏ tí, co quắp lâu lâu lại giật giật như người mắc bệnh kinh phong.

Cả thân hình trơ trụi, lông chưa lún phún. Nó nằm trong thùng giấy, trên mấy cọng rơm khoanh vội, rải thêm mấy giấy vụn. Lại gần nghe mùi thum thủm của phân. Có cảm tưởng như nó đang đói, cái mỏ cứ mở ra, nhưng chắc không thấy gì, khép lại sau cái giẫy. Bỗng dưng Linh thấy nó tội quá, anh quay qua hỏi tay chủ tiệm:

- Con chim gì ghê thế?

- À! Hoạ mi con. Mới vào từ Lạng Sơn một ổ mấy con, người ta lựa hết

còn mình nó.

- Trông nó èo uột quá

- Ừ! Chắc không sống nổi đêm nay.

3/6/21

BÀI HÁT NÀO CHO BẠC

NGUYỄN NGỌC TƯ

Bạc là tên của thằng nhỏ sẽ trở thành thợ mộc. Tôi thích một cái tủ sách lớn đặt ở trên gác nhưng sợ cầu thang hẹp, di chuyển khó nên rước thợ về nhà.

Tốp thợ có bốn người, thằng Bạc đang học việc, lủn tủn chạy đi lấy cái bào này, cây thước kia cho mấy anh. Nó hay lục lọi đống sách của tôi nằm ngổn ngang trên sàn nhà, gặp cuốn dày, nó xoay đi xoay lại, chắc lưỡi, “trời ơi, cầm cuốn sách này là thấy buồn ngủ rồi. Toàn là chữ, không có hình gì hết vậy chị Hai?”.

Cũng may, không có hình mà nó không chỏng ngược sách xuống, chứng tỏ nó cũng biết chữ, chút ít.

Bên trong khu bảo tồn côn trùng ở Thái Lan

Hoài Anh - Theo Bangkok Post ngày 03.03.2021

- Dù mang vẻ ngoài xinh đẹp, nhiều loài côn trùng lại được mệnh danh là "kẻ ăn thịt" đáng sợ.

                
Khu bảo tồn côn trùng nhiệt đới ở Pak Chong, Thái Lan là một điểm đến thu hút khách. Khi tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cận cảnh đủ loại côn trùng, từ những con hiền lành, dễ thương cho tới loài ăn thịt, hung hãn. Trong ảnh, hai con bọ ngựa công đang giữ khoảng cách với nhau. Con đực (bên phải) e sợ nó sẽ trở thành bữa ăn ngon cho con cái nếu lơ là vài giây.