Showing posts with label Tôn giáo. Show all posts
Showing posts with label Tôn giáo. Show all posts

10/4/21

Giáo Xứ_HỌC ĐẠO để PHỤC VỤ_

Te Deum Laudamus - Kinh Tạ Ơn nhân Kỷ niệm 75 năm Thành lập Giáo Xứ

Te Deum Laudamus
Kinh Tạ Ơn nhân Kỷ niệm
75 năm Thành lập Giáo Xứ


Lạy Thiên Chúa, chúng con kính chúc :
Chúa Ba Ngôi chính trực trường tồn
Tầng trời phủ phục kính tôn
Cộng đoàn Giáo Xứ một lòng biết ơn.

Năm 47 hồng ân Thiên Chúa
19 người : tấm lụa trinh nguyên
Toulouse hội họp một thuyền
Liên Đoàn thành lập uy quyền đồng công.

9/23/21

KHÔNG CÓ GÌ LÀ NGẪU NHIÊN !

TT. Thích Tánh Tuệ


Thưa quý vị, Con virus corona đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...

Mỗi ngày, con virus lần lượt phơi bày tất cả sự thật mà chúng ta từ lâu đã không có khả năng nhìn thấy hoặc cố tình quên đi. Mỗi ngày, nếu để ý, ta sẽ thấy mỗi diễn biến của nó đều điểm vào những sai trái mà con người đã bày ra khi đến thế giới này. Nó bóc trần lần lượt những dối trá, vốn luôn được che đậy kỹ càng. Giờ đây con người nhận ra không có gì dấu giếm được dưới ánh mặt trời.

11/27/20

BÌNH CHỨA VÀ NHỮNG THỨ CHỨA TRONG BÌNH

Tác giả Ajahn Brahm. Người dịch: Khánh Hạnh


Cách đây vài năm đã xảy ra mấy cuộc biểu tình trên đường phố sau khi một viên quản ngục nhà tù Guantanamo Bay bị buộc tội là đã vứt quyển kinh vào bồn cầu và giật nước cho nó trôi đi.

Ngày hôm sau, một ký giả tờ báo địa phương gọi điện thoại cho tôi, nói rằng anh ta đang viết một bài về sự việc vừa xảy ra, muốn hỏi các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo chính ở nước Úc cùng một câu hỏi anh đặt ra cho tôi:

" Ajahn Brahm, thầy sẽ làm gì nếu có người bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu rồi giật nước cho nó trôi đi?"

Chẳng chút do dự, tôi trả lời: "Thưa ông, nếu có người bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu và giật nước cho nó trôi đi thì việc trước tiên tôi sẽ làm là gọi thợ chuyên thông cống!"

Sau khi cười một hồi, anh ký giả cho biết đó là câu trả lời đầu tiên có vẻ thực tế nhất mà anh nhận được.

Tôi bèn nói thêm.

Tôi giải thích rằng, có thể có người làm nổ tung nhiều tượng Phật, đốt phá đền chùa, hay giết hại tăng ni; họ có thể diệt tất cả, nhưng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ tiêu diệt đạo Phật. Bạn có thể giật nước bồn cầu cho quyển kinh trôi đi, nhưng tôi không bao giờ để bạn giật nước bồn cầu cho trôi đi sự bao dung tha thứ, sự bình an, và lòng bi mẫn.

Quyển kinh không phải là tôn giáo. Cũng như tượng đài, đền miếu, hay người tu sĩ. Những thứ này chỉ là "đồ chứa" mà thôi.

Quyển kinh dạy chúng ta những gì? Tượng đài biểu trưng cho điều gì? Những phẩm hạnh gì người tu sĩ phải có? Đó là những "đồ được chứa".

Khi chúng ta hiểu sự khác biệt giữa đồ chứa và đồ được chứa, chúng ta sẽ giữ lại đồ được chứa cho dù đồ chứa có bị tiêu hủy.

Chúng ta có thể in thêm kinh, xây thêm đền miếu và tượng đài, đào tạo thêm tăng ni, nhưng khi chúng ta đánh mất tình thương, lòng tự trọng và sự kính trọng người khác, và thay thế nó bằng sự bạo động, thì toàn bộ tôn giáo đã trôi xuống hầm cầu rồi.

5/31/20

ĐTC PHANXICÔ: SAU ĐẠI DỊCH, THẾ GIỚI KHÔNG CÒN NHƯ TRƯỚC NỮA



Nhân lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (31/05/2020), từ Đền thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Pnaxicô đã cảnh báo sau đại dịch, nhân loại sẽ tốt hơn hoặc xấu hơn mà không còn như trước nữa. Ngài kêu gọi nhân loại kiến tạo một xã hội công bằng hơn.

Đức Thánh Cha tuyên bố: ‘‘Khi ra khỏi đại dịch, ta không còn tiếp tục như trước đây. Tất cả sẽ thay đổi. Ta sẽ ra khỏi đại dịch như thế nào ? Tốt hơn hay xấu hơn ? Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho ta cái nhìn mới, mở tâm trí ta ngõ hầu đương đầu với các khó khăn hiện tại và tương lai, rút tỉa từ bài học vừa qua : Không ai có thể đơn thương độc mã cứu vớt nhân loại được. Nhân loại đã trải qua đại dịch trong bi thảm. Trước mắt ta là bổn phận cùng nhau xây dựng một thực tại mới, thế giới hãy bị nhiều tổn thương vì đại dịch, nhất là những người bần cùng, bị bỏ rơi. Vì vậy, nguyện xin Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tác động, làm thay đổi tâm trí ta, giúp ta trở nên tốt hơn. Đó là trách nhiệm chung của mỗi người chúng ta.’’

Theo thống kê chính thức, trong số 196 quốc gia trên thế giới, có 6 triệu người bị nhiễm coronavirus, 367 ngàn người thiệt mạng, kể từ khi đại dịch xuất hiện tại Vũ Hán. Trong thời gian vừa qua, một nửa nhân loại phải sống cách ly. Tính trạng này tác hại nghiêm trọng đến kinh tế và môi sinh, chỉ 5 năm sau bức thông điệp ‘‘Laudato Si’’ : Chúc tụng Chúa, chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta (24/05/2025), cùng nhau hướng về thời hậu đại dịch, theo ý nguyện của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Từ giữa tháng 03/2020 , Đức Thánh Cha đã thành lập một nhóm quy tụ các chuyên gia thuộc nhiều lãnh vực, nghiên cứu trong vòng một năm về thời hậu-Covid 19.
Chiều 30/05/2020, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trong công viên điện Vatican, với sự tham dự của khoảng 100 tín hữu. Ngày Chúa nhật, từ cửa sổ Biệt điện Tông tòa, Đức Thánh Cha xướng kinh Truyền tin trước các tín hữu tập tại quảng trường Thánh Phêrô.
Lê Đình Thông