Showing posts with label Phạm Văn Bân. Show all posts
Showing posts with label Phạm Văn Bân. Show all posts

4/22/23

Bình luận về chủ đề của Truyện Kiều

Buồn trông cửa bể chiều hôm 
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? 
Buồn trông ngọn nước mới sa 
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du (1766 - 1820, 54 tuổi) là một truyện thơ dài kể về cuộc sống gian truân và bất hạnh của Thúy Kiều, một người đẹp tài sắc vẹn toàn.

 

Truyện Kiều được phổ biến rộng rãi trong văn học Việt Nam mãi cho đến ngày nay với vô số tranh luận về bản gốc chữ Nôm, bản viết bằng kiểu chữ a b c ngày nay, kể cả các bản dịch qua tiếng Anh, Pháp, v.v.

 

Bài bình luận này nhằm minh xác một số điểm then chốt về Truyện Kiều, trong đó lấy 6 câu đầu tiên được dùng làm chủ đề/talking point/through-line cho suốt cuốn Truyện Kiều để cứu xét.

 


傳翹 - 阮攸: Truyện Kiều - Nguyễn Du

Phạm Văn Bân Fàn Wénbīn,范文彬- April 21, 2023


1/4/23

Tiểu sử chính thức của Đức Giáo hoàng Danh dự Benedict

(Source: Vatican News - English: Death of Pope Emeritus Benedict: his official biography. https://www.vaticannews.va/en/vatican-city/news/2022-12/pope-emeritus-benedict-xvi-official biography.html

Xuất xứ: Tin Tòa thánh Vatican - Tiếng Anh: Sự qua đời của Đức Giáo hoàng Danh dự Benedict: tiểu sử chính thức của Ngài - Phạm Văn Bân dịch, January 04, 2023)

Cố Đức Giáo hoàng Danh dự Benedict XVI 

VATICAN


Theo sau thông báo về sự qua đời của Đức Giáo hoàng Danh dự Benedict XVI vào ngày Thứ Bảy (12-31-2022) ở tuổi 95, chúng ta nhìn lại cuộc đời trường thọ của Ngài và các điểm nổi bật chính yếu với tiểu sử chính thức sau đây. Theo Tin Tòa thánh Vatican

Hồng y Joseph Ratzinger, Đức Giáo hoàng Benedict XVI, sinh tại Marktl am Inn, Giáo phận Passau (nước Đức) vào ngày 16-04-1927 (Thứ Bảy Tuần Thánh) và được rửa tội cùng ngày.

Cha của ngài, một Ủy viên Cảnh sát, thuộc một gia đình nông dân lâu đời tại Lower Bavaria với tài lực kinh tế vừa phải. Mẹ ngài là con gái của một thợ thủ công tỉnh Rimsting bên bờ Hồ Chiem. Trước khi kết hôn, bà làm đầu bếp cho một số khách sạn.

Joseph trải qua thời thơ ấu và niên thiếu ở Traunstein, một làng nhỏ gần biên giới nước Austria/Áo, cách Salzburg ba mươi cây số. Trong môi trường này, chính ngài tự khẳng định là “Mozartian/người theo nhạc Mozart”, ngài nhận được đào tạo về Thiên chúa giáo, văn hóa và con người. 

Những năm tháng tuổi trẻ của ngài không hề dễ dàng. Đức tin của ngài và sự giáo dục nhận được  ở quê nhà đã chuẩn bị cho ngài kinh nghiệm khắc nghiệt trong những năm mà chế độ Quốc-xã  theo đuổi thái độ thù hằn đối với Giáo hội Thiên chúa giáo. Chàng thanh niên Joseph đã chứng  kiến cảnh một số lính Quốc-xã đánh đập Cha Giáo xứ trước buổi cử hành Thánh lễ. 

Đúng trong hoàn cảnh phức tạp đó, ngài khám phá ra nét đẹp và chân lý của niềm tin vào Chúa  Christ; nền tảng cho việc này là thái độ của gia đình ngài, là những người luôn luôn làm chứng rõ  ràng về lòng bác ái và hy vọng, được bắt nguồn từ một sự gắn bó vững chắc đối với Giáo hội. 

Ngài đã ghi danh vào một quân-đoàn-phòng-không-phụ-trợ cho đến tháng 9 năm 1944.

Tu sĩ

Từ năm 1946 đến năm 1951, ngài học triết học và thần học tại Trường Cao cấp Triết học và Thần  học Freising và tại Đại học Munich. 

Ngài thụ phong linh mục ngày 29-06-1951. Một năm sau, ngài bắt đầu giảng dạy tại Trường Cao  cấp Freising. 

Năm 1953, ngài lấy bằng tiến sĩ thần học với luận án mang tựa đề “Dân chúng và Nhà Thiên Chúa  trong Học thuyết của Thánh Augustine về Giáo hội”. 

Bốn năm sau, dưới sự hướng dẫn của giáo sư thần học căn-bản nổi tiếng Gottlieb Söhngen, ngài  hội đủ điều kiện giảng dạy tại đại học với luận án chuyên về: “Thần học về Lịch sử thông qua  Thánh Bonaventura”. 

Sau khi dạy thần học tín-lý và căn-bản tại Trường Cao cấp Triết học và Thần học Freising, ngài tiếp tục dạy tại Bonn, từ năm 1959 đến năm 1963; tại Münster từ 1963 đến 1966; và tại Tübingen  từ năm 1966 đến năm 1969. Trong năm cuối này, ngài giữ chức Chủ tịch Giáo lý và Lịch sử Giáo  lý tại trường Đại học Regensburg, nơi ngài cũng là Phó Khoa trưởng của trường. 

Từ năm 1962 đến năm 1965, ngài đã có những đóng góp đáng chú ý cho Công đồng Vatican II với  tư cách là một “chuyên viên”, có mặt tại Công đồng như là một cố vấn thần học của Đức Hồng y  Joseph Frings, Tổng Giám mục giáo phận Cologne. 

Hoạt động khoa học tích cực của ngài đã đưa ngài đến những vị trí quan trọng trong việc phục vụ Hội đồng Giám mục Đức quốc và Ủy ban Thần học Quốc tế. 

Năm 1972, cùng với Hans Urs von Balthasar, Henri de Lubac và các thần học gia quan trọng khác,  ngài khởi xướng tạp chí thần học Communio. (Communion/Rước Lễ). 

Giám mục và Hồng y

Vào ngày 25-03-1977, Đức Giáo hoàng Paul VI bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Munich và  Freising. Ngày 28-05 cùng năm, ngài thụ phong hồng y. Ngài là giám mục giáo phận đầu tiên sau 80 năm để đảm nhận việc điều khiển mục vụ của Tổng giáo phận Bavarian rộng lớn. 

Ngài chọn phương châm giám mục của mình: “Những người đồng hành cùng với chân lý”. Chính  ngài giải thích tại sao: 

Một mặt, tôi xem đó như là mối tương quan giữa nhiệm vụ giáo sư trước đây với nhiệm vụ mới của tôi. Bất chấp những khuynh hướng khác nhau, bất chấp chuyện gì liên quan, và  vẫn tiếp tục như vậy, sự kiện là đi theo lẽ thật và phụng sự lẽ thật. Mặt khác, tôi chọn  phương châm đó bởi vì trong thế giới ngày nay, chủ đề về chân lý gần như bị loại bỏ hoàn  toàn, như là một điều gì đó quá vĩ đại đối với con người, nhưng mọi thứ sẽ sụp đổ nếu thiếu  vắng chân lý. 

Đức Giáo hoàng Paul VI phong ngài tước Hồng y với tước hiệu giám mục “Santa Maria  Consolatrice al Tiburtino” trong Hội nghị Hồng y vào ngày 27-06-1977. 

Năm 1978, ngài tham gia Mật Nghị Hồng y vào ngày 25 và 26 tháng 8, bầu chọn Đức Giáo hoàng  John Paul I, người đã bổ nhiệm ngài làm Đặc Phái viên tại Đại Hội Thánh Mẫu Quốc Tế III, được  tổ chức tại Guayaquil (Ecuador) từ ngày 16 đến 24 tháng 9. Vào tháng 10 cùng năm, ngài tham  gia Mật Nghị Hồng y bầu chọn Đức Giáo hoàng John Paul II. 

Ngài là Người-Tường-thuật của Đại hội đồng Thường kỳ lần thứ V của Thượng Hội đồng Giám  mục xảy ra vào năm 1980 với chủ đề: “Vai trò của Gia đình Thiên chúa giáo trong Thế giới Hiện  đại”, và là Chủ tịch Đại biểu của Đại hội đồng Thường kỳ lần thứ VI năm 1983 về “ Hòa Giải và  Sám Hối trong Sứ Mạng của Giáo Hội Ngày Nay”. 

Tổng trưởng 

Ngày 25-11-1981, Đức Giáo hoàng John Paul II bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Thánh bộ Giáo  lý Đức tin và Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Thánh kinh và Ủy ban Thần học Quốc tế. Ngày 15- 02-1982, ngài từ chức điều khiển phụng sự cho Tổng giáo phận Munich và Freising. 

Đức Thánh Cha nâng ngài lên Dòng Giám Mục và giao Tòa Thánh ngoại ô Velletri-Segni cho ngài  phụ trách vào ngày 05-04-1993. 

Ngài là Chủ tịch Ủy ban Chuẩn bị cho Giáo lý của Giáo hội Thiên chúa giáo, sau sáu năm làm việc  (1986-1992), đã trình sách Giáo lý mới lên Đức Thánh Cha. 

Vào ngày 06-11-1998, Đức Thánh Cha phê chuẩn việc bầu chọn Đức Hồng Y Ratzinger làm Phó  Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, do các hồng y của Dòng Giám Mục đệ trình. Vào ngày 30-11-2002,  Đức Giáo hoàng John Paul II phê chuẩn việc bầu ngài làm Niên Trưởng Hồng Y Đoàn; cùng với  văn phòng này, ngài được giao phụ trách Tòa Thánh ngoại ô Ostia. 

Năm 1999, ngài là đặc phái viên của Đức Giáo hoàng cho Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo  phận Paderborn, nước Đức, xảy ra vào ngày 3 tháng Giêng.

Trong Giáo triều Roman, ngài là thành viên của: Hội đồng Quốc vụ khanh về Tương quan với các  Quốc gia; Thánh bộ Giáo hội Đông phương, Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Giám mục,  Truyền giáo Dân tộc, Giáo dục Thiên chúa giáo, Giáo sĩ và Phong thánh; các Hội đồng Giáo hoàng  về Cổ vũ Văn hóa và Hiệp nhất Thiên chúa giáo; Tối cao Pháp viện của Tòa án Tông đồ, và của  Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latin, “Ecclesia Dei/Hội Thánh Đức Chúa Trời/天主的教會:  Thiên Chúa đích Giáo hội: Giáo hội của Thiên Chúa”, Thánh bộ Giải thích về bộ Giáo luật, và Tu  chỉnh về bộ Giáo luật của Giáo hội Đông phương. Kể từ ngày 13-11-2000, ngài là Viện sĩ Danh dự của Học viện Giáo hoàng về Khoa học.

Về học thuật 

Trong số nhiều ấn phẩm của ngài, một điều đặc biệt cần nhắc đến là cuốn Introduction to  Christianity/Nhập môn Thiên chúa giáo, một tuyển tập của các bài giảng đại học về Tín điều Sứ đồ, xuất bản năm 1968; và Dogma and Preaching/Tín lý và Mạc khải (1973), một tuyển tập của  các tiểu luận, bài giảng đạo và phản ánh suy tư dành riêng cho các lập luận mục vụ. 

Bài thuyết giảng của ngài trước Học viện Thiên chúa giáo Bavaria về “Tại sao tôi vẫn ở trong Giáo  hội” đã gây tiếng vang lớn; trong đó, ngài tuyên bố rõ ràng như thường lệ: “người ta chỉ có thể là  tín đồ Thiên chúa giáo ở bên trong Giáo hội, không thể ở bên cạnh Giáo hội”. 

Nhiều ấn phẩm của ngài đã được phổ biến trong nhiều năm và tạo thành một điểm tham khảo cho  nhiều người, đặc biệt cho những người quan tâm đến việc nghiên cứu sâu hơn về thần học. Năm  1985, ngài xuất bản cuốn-sách-phỏng-vấn về tình hình đức tin (The Ratzinger Report/Báo cáo của  Ratzinger) và vào năm 1996, Salt of the Earth (nguyên tựa đề là Salz der Erde, Licht der Welt:  Muối của trái đất, ánh sáng của thế giới). Nhân dịp sinh nhật 70 tuổi của ngài, tập sách At the  School of Truth/Ở tại Trường Chân lý được xuất bản, bao gồm các bài viết của một vài tác giả về các khía cạnh khác nhau về tính cách cá nhân và tác phẩm của ngài. 

Ngài nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự: năm 1984 từ Đại học St. Thomas tại St. Paul,  (Minnesota, Mỹ); năm 1986 từ Đại học Thiên chúa giáo Lima (Peru); năm 1987 từ Đại học Thiên  chúa giáo Eichstätt (Đức); năm 1988 từ Đại học Thiên chúa giáo Lublin (Poland); năm 1998 từ Đại học Navarre (Pamplona, Spain); năm 1999 từ LUMSA (Libera Università Maria Santissima  Assunta) của Rome và năm 2000 từ Khoa Thần học của Đại học Wrocław tại Poland. 

Đức Giáo hoàng 

Hồng y Joseph Ratzinger được bầu vào ngày 19-04-2005 là Đức Giáo hoàng 265th

Ngài là người lớn tuổi nhất được bầu làm Đức Giáo hoàng kể từ năm 1730, và là vị Hồng y trong  một thời gian lâu hơn bất cứ Đức Giáo hoàng nào kể từ năm 1724. 

Vào ngày 11-02-2013, trong Công nghị Công khai Thường lệ để Bỏ phiếu về một vài Án Phong  Thánh, Đức Giáo hoàng Benedict công bố quyết định từ chức Phụng sự Thánh Peter/Petrine  ministry với những lời như sau:

Sau khi lặp đi lặp lại xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã chắc chắn rằng sức lực của  tôi, do tuổi cao, không còn thích hợp để thực hiện việc Phụng Sự Thánh Peter một cách  thỏa đáng nữa. Tôi ý thức rất rõ rằng việc phụng sự này, do bản chất tinh thần thiết yếu của nó, phải được thực hiện không những bằng lời nói và việc làm, mà còn không kém  phần cầu nguyện và chịu đựng đau khổ. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, bị hướng về nhiều biến chuyển mau lẹ và bị lung lay bởi những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về đời sống  đức tin nên để điều khiển chiếc thuyền của Thánh Peter và loan truyền Phúc-âm thì cần có  sức mạnh cả thể xác lẫn tinh thần, một sức mạnh mà trong vài tháng vừa qua đã bị sa sút  trong tôi đến nỗi tôi phải nhận thức rằng tôi không có khả năng để hoàn thành một cách  thỏa đáng cho việc phụng sự đã được trao phó cho tôi. Vì lý do này, và ý thức rất rõ ràng  về sự nghiêm trọng của hành động này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ chức phụng sự Giám mục Roma, Người Kế vị Thánh Peter. 

Triều đại giáo hoàng của ngài kết thúc vào ngày 28-02-2013. 

Sau khi việc từ chức của ngài có hiệu lực, Đức Giáo hoàng Danh dự Benedict XVI sống bên trong  Tòa Thánh, trong Tu viện Mater Ecclesiae cho đến khi ngài qua đời. 



Bản gốc tiếng Anh: 

(Vatican News - English: Death of Pope Emeritus Benedict: his official biography. https://www.vaticannews.va/en/vatican-city/news/2022-12/pope-emeritus-benedict-xvi-official biography.html.) 


12/16/22

Tùy bút về cách tính tuổi

Phạm Văn Bân Fàn Wénbīn,范文彬- December 16, 2022

Tổng quát, mỗi thứ tiếng đều có nét hay riêng. Ở đây, tiếng tuổi là để dùng cho con người và  các động vật khác (một người hoặc con vật 7 tuổi/a person or animal that is seven years old  or seven-year-old or seven years of age), chứ không dùng cho cây cối và đồ vật. Tuy nhiên, dường như trong khoảng 40 năm vừa qua, đại đa số người trong nước Việt Nam thường nói  năm tuổi cho tất cả mọi thứ khiến mất đi tính chất tinh tế trong ngôn ngữ, chẳng hạn như:  bức tranh bí ẩn 800 năm tuổi, cái cây này 30 năm tuổi, cục đá nọ đã 100 năm tuổi, v.v. 

Tôi phỏng đoán có lẽ ai đó dịch một cách lệch lạc tiếng years old, years of age mà thành ra  cách nói năm tuổi, hoặc có lẽ bắt chước một cách nhầm lẫn với cách nói thô thiển, không phân-biệt người và đồ vật trong tiếng Anh qua hai tiếng (1) old: tuổi; già; cũ; đã sống hoặc  tồn tại nhiều năm (having lived or existed for many years): I'm too old to be out in the clubs  every night; A beautiful old farm house in the country; a battered old car; I think this cheese  is old, judging by the smell of it; How old is your father? Rosie’s six years old now; It's not  very dignified behaviour for a 54-year-old man. (2) age: số năm; thời đại; thời kỳ; giai  đoạn; tuổi chăng? Do you know the age of that building? (Bạn có biết tòa nhà đó đã được  bao nhiêu năm không?) What age (= how old) is your brother? (Anh của bạn bao nhiêu tuổi?) He bought a ten-year-old car (Nó mua cái xe đã cũ 10 năm rồi). Boys, act your age, please! (Trời, xin vui lòng hành động cho phù hợp với lứa tuổi của bạn!). 

Ngay cả khi áp dụng vào con người, nếu không đủ 1 tuổi thì thế bằng tuần, tháng, nói bào  thai đã được 10 tuần, em bé được 5 tháng rồi - không nên nói là bào thai đã được 10 tuần  tuổi, em bé được 5 tháng tuổi như đại đa số người Việt Nam trong nước thường nói như vậy. 

Năm và tuổi khác nghĩa. Khi gộp chung và nói như nêu trên thì nghe thừa thãi, lủng củng,  tạp nhạp nhưng có quá nhiều người Việt Nam nói như trên, và đến nay đã đủ lâu và phổ biến  đến nỗi hầu chắc không thể sửa sai được. 

Trong trường hợp số năm và tuổi, chúng ta đã bỏ cái hay của tiếng Việt để chuốc lấy cái dở của tiếng Anh khi phiên dịch tiếng Anh một cách máy móc, đôi khi ngớ ngẩn, ngay cả sai  nghĩa trong những trường hợp khó khăn như thành ngữ/idiom hay động-từ-đổi-nghĩa/phrasal  verb. 1 

1 Ngoài ra, tiếng mạo từ xác định hoặc không xác định/the definite or indefinite article của tiếng Anh chỉ có  hai tiếng the a/an trong khi mạo từ tiếng Việt phong phú hơn tiếng Anh: con chó, cái bàn, cục đá, những rắc rối, các anh. Tương tự, tiếng Anh dùng chữ wear cho hầu hết trường hợp, trong khi tiếng Việt có nhiều  tiếng khác nhau. Thí dụ: mặc quần áo trong Tracey is wearing a simple black dress; đeo/mang trong Some  musicians don't like to wear rings when they're playing; đội mũ/nón trong American people rarely wear hats; xức dầu thơm trong She wore no makeup but some alluring perfume made her smell like heaven; buộc/để tóc She wears  her hair in a ponytail; mang/đi giày trong In that country, people never wear shoes in the house, but take them off at  the door. khoác áo choàng trong Always wear a lab coat with the sleeves at full length; quàng khăn trong She wore  an elegant scarf; trang điểm trong She wears very little make-up; lộ vẻ trong The politician wore a confident smile  throughout the interview; sờn, rách, hao mòn do dùng thường xuyên trong I really like this shirt but it's starting to  wear at the collar. The wheel bearings have worn over the years, which is what's causing the noise. Tuy nhiên, phong 

Page 2 of

Cách tính tuổi của một người tại vùng Đông Nam Á châu như Trung quốc, Đài-loan, Hương cảng, Nam Hàn và Việt Nam giống hệt nhau (còn Nhật ‘nhợt nhạt’ chút đỉnh), tức là một  người có ba cách tính tuổi: “tuổi theo quốc tế/international age,” “tuổi theo dương lịch/solar  calendar” và “tuổi theo tập tục Trung quốc, còn gọi là tuổi âm lịch/lunar calendar.”  

Thí dụ, ông Nguyễn Văn Hai chào đời ngày 31-12-1977. Tuổi của ông sẽ được tính như sau: 

Tính tuổi theo cách quốc tế thì vào ngày hôm nay, 16-12-2022, ông Hai được 44 tuổi, đến  hết ngày 31-12-2022, ông Hai mới được tính là 45 tuổi, đến hết ngày 31-12-2024 mới được  tính là 46 tuổi, v.v. 

Tính tuổi theo dương lịch (陽曆,又稱太陽曆 [yáng lì, yòu chēng tàiyáng lì) dương lịch (hựu  xưng thái dương lịch) thì bất cứ ngày nào trong năm 2022, ông Hai đều được tính là 45 tuổi - đơn giản lấy năm hiện tại trừ cho năm sinh ra. 

Lập luận của cách tính tuổi theo dương lịch là vì người ta cho rằng khi còn là bào thai trong  bụng mẹ thì không tính tuổi, nhưng một khi chào đời, em bé được xem là tính là 1 tuổi, và  sau đó, cứ mỗi ngày January 1 lại cộng thêm một tuổi.  

Tính tuổi theo âm lịch (陰曆, 又稱太陰曆 [yīnlì, yòu chēng tài yīnlì] âm lịch, hựu xưng thái  âm lịch) thì bất cứ ngày nào trong năm 2022, ông Hai đều được tính là 46 tuổi

Lập luận của cách tính tuổi theo âm lịch là vì người ta cho rằng ngay khi còn là bào thai  trong bụng mẹ, đứa bé đã hiện hữu - tính 1 tuổi. Khi chào đời, đứa bé được xem là 2 tuổi; đó  là lý do ông Hai sinh năm 1977 nói rằng ông được 46 tuổi vào năm 2022. 

Cách tính tuổi theo âm lịch là một thú vui của tôi khi trà dư tửu hậu với những người bạn  Mỹ cùng làm việc ở Toshiba Medical Systems: thí dụ tôi nói tôi 55 tuổi thì họ cười và nói  tôi chỉ 54 tuổi và phải đợi đến ngày sinh October 15 thì tôi mới được 55 tuổi. Tôi lại dùng  âm lịch để nói với họ rằng thực ra tôi 56 tuổi. Họ trợn mắt, cười nói “No way, Jose.” Cứ thế 

mà chúng tôi cười đùa và tranh cãi với nhau - kể cả khi tôi đã nghỉ hưu, gặp lại, lại tranh cãi  về my Vietnamese way

* * 

cách thành ngữ và động-từ-đổi-nghĩa lại là nét độc đáo của riêng tiếng Anh. (xem cuối bài về một số thành  ngữ và động-từ-đổi-nghĩa của wear). Tiếng Hán cũng khá tinh tế; thí dụ: bị, phi: khoác, đội đồ trang sức trên  đầu; 穿 xuyên, xuyến: mặc, mang, đi: 穿衣服 xuyên y phục: mặc quần áo, 穿鞋 xuyên hài: mang/đi giày; trước:  mặc, mang, xỏ 著衣 trước y: mặc áo; đái: đeo, đội, quàng, thắt, khoác, mang theo, đem theo: 帶刀 đái đao: đeo  dao, 帶劍 đái kiếm: đeo gươm, 戴帽子 đái mạo tử: đội mũ/nón, 戴眼鏡 đái nhãn kính: đeo kính, 每位旅客可帶二 

十公斤行李 mỗi vị lữ khách khả đái nhị thập công cân hành lý: mỗi hành khách có thể mang theo 20 ký hành lý, 我 沒有帶錢 ngã một hữu đái tiền: tôi không có đem tiền theo.

Page 3 of

Ngày 8-12-2022, Nam Hàn đã thông qua đạo luật để tiêu chuẩn hóa cách tính tuổi, quy định rằng kể từ tháng 6-2023 thì tất cả hồ sơ, tài liệu phải tính tuổi theo cách tính tuổi của quốc  tế/international age. Trước đó, mỗi một người Nam Hàn tính tuổi theo ba cách: “tuổi theo  quốc tế,” “tuổi theo dương lịch,” và “tuổi theo âm lịch.” 

Tại Nhật thì bắt đầu từ năm 1902, Nhật chính thức áp dụng quy định tính tuổi theo cách quốc  tế, tiếng Nhật là man nenrei (Kanji: 満年齢 Hán: 满年齡 [mǎn nián líng] mãn niên linh: tuổi được  tính cho đến khi đủ một năm. (linh nghĩa là tuổi như cao linh 高齡 nhiều tuổi, lớn tuổi; niên hạn:  số năm như công linh 工齡 số năm làm việc, quân linh 軍齡 số năm ở trong quân đội.) Tuy nhiên,  Nhật vẫn dùng cách tính tuổi truyền thống, vì vậy, vào năm 1950, một đạo luật khác khuyến khích  mọi người dùng theo cách quốc tế. Cần lưu ý là song song với hệ thống tính năm của quốc tế,  Nhật còn có một hệ thống tính năm khác hẳn; đó là tính năm theo các đời vua. Thí dụ, khi Naruhito, 

con trai cả của Hoàng đế Akihito, lên ngôi ngày 01-05-2019, lấy tên cho thời đại của ông là Lệnh  Hòa thì kể từ ngày 01-05-2019, năm thứ nhất của hoàng đế Naruhito được gọi là Lệnh Hòa nguyên  niên (令和元年 [reiwa gannen/lìng hé yuán nián]). Sau đó, năm 2020 là năm Reiwa 2, năm 2021  là Reiwa 3, v.v. Một bé sinh vào năm 2022 sẽ cần nhớ hai năm sinh của bé: năm 2022 và năm  Reiwa 4. Rắc rối là không phải người Nhật nào cũng nhớ chính xác năm sinh theo năm Nhật, do  đó, người ta sẽ có một cuốn sổ để đối chiếu năm quốc tế với năm Nhật (nghĩa là theo triều của các  hoàng đế). 

Cách tính tuổi theo âm lịch của các nước Đông Nam Á châu đều xuất phát từ Trung quốc, gọi là  hư tuế. 2 

Hư tuế là tuổi không-có-thực, là một trong những phương pháp để tính tuổi, giống như phương  pháp tính tuổi truyền thống tại đại lục Trung quốc, Hương Cảng, Ma-cao, Đài-loan, v.v., và đã  thịnh hành trong văn hóa Trung quốc kể từ thời cổ đại. Cách tính tuổi là tổng cộng con số các năm  

2 : không có thực, trống rỗng, giả, hão như hư tình 虛情: [xū qíng] tình hão, hư danh 虛名: [xū míng] danh tiếng  hão, hư trương thanh thế 虛張聲勢 [xū zhāng shēng shì] cố ý khoe khoang thế lực để dọa nạt người ta. 莊子 (秋水):  井蛙不可以語於海者, 拘於虛也 [zhuāngzi (qiūshuǐ): Jǐng wā bù kěyǐ yǔ yú hǎi zhě, jū yú xū yě] trang tử (thu thủy):  tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư hư dã, nghĩa là Trang Tử (Thu Thủy) nghĩa là đối với con ếch trong giếng thì  không thể đem chuyện biển cả nói với nó được, chính vì nó bị gò bó trong cảnh không có thực; không hư 空虛: rỗng  không 法華經: 汝等當信佛之所說, 言不虛妄 [fǎhuá jīng: rǔ děng dāng xìn fú zhī suǒ shuō, yán bù xūwàng] pháp  hoa kinh: nhữ đẳng đương tín phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng, nghĩa là Pháp Hoa Kinh: chư vị hãy tin lời Phật  nói: không nên nói lời dối trá. 

tuế: 1. năm, year như 去歲 [qù suì] khứ tuế: năm ngoái, 歲末 [suì mò] tuế mạt: cuối năm; 2. tuổi, years old; age: 三 歲的孩子 [sān suì de háizi] tam tuế đích hài tử: đứa trẻ ba tuổi. Các tiếng thông dụng: 百歲爲期 [bǎi suì wèi qī] bách  tuế vi kỳ: 100 năm là kỳ hạn (đời người); 百歲 [bǎi suì]: bách tuế: trăm năm, một đời người; 萬歲 [wàn suì] vạn tuế:  muôn tuổi, lời tán tụng; 千歲 [qiān suì] thiên tuế: lời chúc sống lâu 1,000 tuổi; 歲月 [suì yuè] tuế nguyệt: năm tháng,  chỉ thời gian.

Page 4 of

mà một người sinh sống - dựa theo nông lịch/âm lịch (hiện nay Nhật-bản, Hàn quốc, Việt Nam,  v.v. đã chuyển sang công lịch/dương lịch/lịch Gregorian) 3 

Khi truyền sang Việt Nam, cách gọi tuổi âm lịch hư tuế của người Hoa được người Việt Nam gọi  là tuổi mụ. Khi còn nằm trọng mẹ, thai nhi được xem là một sinh linh, do đó, được tính tuổi ngay  từ lúc này. Bà Mụ (婆媽 [pó mā) bà mụ, còn gọi là 媽生 [mā shēng]) mụ sinh, 婆姐 [pó jiě]) bà  thư; tuổi mụ chính là tuổi tính theo âm lịch.  

Tục truyền rằng có 12 bà mụ để chăm sóc thai nhi và được thờ cúng. Theo Nguyễn Đổng Chi, sự tích của 12 vị nữ thần này hiện nay chúng ta chỉ biết một cách lờ mờ. Có thuyết nói đó là các thần  giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông ta có ý định sáng tạo ra loài người. Nhưng cũng có thuyết  lại cho đó là những thần được Ngọc Hoàng giao phó trách nhiệm sau khi ông đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật ở hạ giới. 4 Con số 12 Bà Mụ thường được giải thích bằng một vài quan  điểm khác biệt nhau: có quan điểm cho rằng đó là một tập thể chịu trách nhiệm chung công việc  tạo thành con người, và cách giải thích khác là mỗi Bà Mụ lo một việc: người nắn tai, người nắn  mắt, người nắn tứ chi, người dạy trẻ cười, người dạy trẻ nói. Ở vùng đất phương Nam lại có quan  niệm cho rằng 12 Bà Mụ là 12 vị luân phiên nhau lo việc thai sản trong 12 năm, tính theo “thập  nhị chi” - tức theo 12 con giáp.5 

Hiện nay, người Việt Nam linh động áp dụng một trong ba cách tính tuổi nêu trên. 

Nói đến tuế nguyệt/năm tháng thì không thể không nói đến một bài thơ thất ngôn, bát cú tuyệt tác của Bà Huyện Thanh Quan: “Thăng Long thành hoài cổ” 昇龍城懷古 bày tỏ nỗi nhớ thương triều  Lê sau khi bị Nguyễn Ánh diệt Nguyễn Huệ và chiếm ngôi, và dời đô về Huế. Chỉ trong vỏn vẹn  56 chữ, Bà Huyện Thanh Quan đã bộc lộ trọn vẹn cảnh và tình một cách xuất sắc như dưới đây: 

Hai câu Đề trách ông Trời tạo ra sân khấu để làm gì, và đến nay đã mấy năm trôi qua: 

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường 

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương 

Hai câu Thực mô tả cảnh thực tế với xe ngựa, cỏ mùa Thu không còn nữa; nền cũ của lâu đài âm  u dưới bóng chiều tối: 

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, 

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương, 

3 虛歲是計算年齡的方法之一,和周歲同為中國大陸、香港、澳門、台灣等地傳統的年齡計算方法,並自古 代以來通行於中華文化圈。計算方式為此人生活過的農曆(如今日本、韓國、越南等已改為公曆)年份數 的總和。hư tuế thị kế toán niên linh đích phương pháp chi nhất. hòa châu tuế đồng vi trung quốc đại lục, hương  cảng, áo môn, đài loan đẳng địa truyền thống đích niên linh kế toán phương pháp, tính tự cổ đại dĩ lai thông hành ư  trung hoa văn hóa khuyên. kế toán phương thức vi thử nhân sinh hoạt quá đích nông lịch (như kim nhật bản, hàn  quốc, việt nam đẳng dĩ cải vi công lịch) niên phân số đích tông hòa

4 Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản, Hà Nội, 1956. 5 https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0_M%E1%BB%A5

Page 5 of

Hai câu Luận đưa ra lý lẽ, quan điểm của Bà, cho rằng trải qua năm tháng, vạn vật vẫn chai lì, và  dòng nước vẫn lăn tăn chảy trông như nhăn mặt với sự vô thường, biến hóa quá nhanh, quá lớn: 

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, 

Nước còn cau mặt với tang thương.*** 

Hai câu Kết soi xét chuyện xưa và nay để thấy cảnh còn đó, người còn đây mà nhớ thương đứt  ruột: 

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. 

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường. 

***Tang thương xuất phát từ thành ngữ thương hải, tang điền, trong đó nghĩa đen của thương hải  là biển màu xanh thẫm và tang điền là ruộng dâu; biển cả biến thành ruộng, ruộng biến thành biển  cả. Nghĩa bóng là thế sự biến hóa rất nhanh và rộng lớn. 

https://dict.idioms.moe.edu.tw/idiomView.jsp?ID=-25&webMd=2&la=0 

葛洪 - “神仙傳”  

傳說中的仙女麻姑, 在和仙人王方平談天敘舊時說道: “自從上次接待你之後, 東海已經三次 變成農田了, 時間過得真快. 剛才到蓬萊仙山去巡視時, 看見周圍的海水, 比我上次去時又淺 了一半, 難道又將再度乾涸變成陸地?” 王方平於是感嘆地說: “一旦變成陸地後, 行經東海, 又要滿是飛揚的塵土了.” 後來這個故事演變成 滄海桑田這句成語, “桑田就是種農作物 的田, 也就是陸地. “滄海桑田原用來比喻環境變化很大, 後亦可用來比喻世事無常, 變化很 快

Âm Hán Việt: 

cát hồng - thần tiên truyện 

truyền thuyết trung đích tiên nữ ma cô, tại tiên nhân vương phương bình đàm thiên tự cựu thời  thuyết đạo: “tự tùng thượng thứ tiếp đãi nễ chi hậu, đông hải dĩ kinh tam thứ biến thành nông điền  liễu, thời gian quá đãi chân khoái. cang tài đáo bồng lai tiên sơn khứ duyên thị thời, khán kiến chu  vi đích hải thủy, tỷ ngã thượng thứ khứ thời hữu thiển liễu nhất bán, nan đáo hữu tương tái đạc can  hạc biến thành lục địa? vương phương bình ư thị cảm thán địa thuyết: “nhất đán biến thành lục địa  hậu, hành kinh đông hải, hữu yếu mãn thị phi dương đích trần thổ liễu.” hậu lai giá cá cố sự diễn  biến thành “thương hải tang điền” giá câu thành ngữ, “tang điền” tựu thị chủng nông tác vật đích  điền, dã tựu thị lục địa. “thương hải tang điền” nguyên dụng lai tỷ dụ hoàn cảnh biến hóa ngận đại,  hậu diệc khả dụng lai tỷ dụ thế sự vô thường, biến hóa ngận khoái. 

Nghĩa tiếng Việt: 

Tác giả: Cát Hồng biên soạn Thần tiên truyện 

Trong truyền thuyết, tiên nữ Ma-cô khi trò chuyện với ông tiên Vương Phương-bình nói: “Kể từ lần cuối cùng tôi gặp ông, Biển Đông đã ba lần bị biến thành ruộng làm nông. Thời gian trôi qua  thật là nhanh. Mới vừa rồi khi tôi đến Núi Tiên Bồng Lai, tôi nhìn thấy nước biển xung quanh.  Nước nông hơn một nửa so với lần trước tôi đến đó. Lẽ nào nước sẽ lại khô cạn và trở thành đất  liền?” Vương Phương-bình cảm thán và nói, “Một khi trở thành đất liền, đi qua Biển Đông sẽ có 

Page 6 of

đầy bụi bay lần nữa.” Về sau, câu chuyện này diễn biến thành câu thành ngữ thương hải tang điền.  Tang điền là ruộng dâu mà người ta gieo trồng, tức là đất liền. Ban đầu thương hải tang điền được  dùng để tỷ dụ hoàn cảnh biến hóa rất to lớn, và sau đó nó cũng có thể được dùng để mô tả sự vô  thường của thế sự, biến hóa rất nhanh chóng. 

Thành ngữ tiếng Anh: 

act (one’s) age: hành động cho phù hợp với lứa tuổi: To behave in a manner appropriate to your  age and not to someone much younger; to behave in accordance with one's expected level of  maturity. You’re behaving like a couple of kids. Act your age! Really, John, act your age a little.  You're like a child sometimes! I'm glad that Sarah is so committed to her studies, but sometimes I  wish she would act her age and go out with her friends a bit. Would you two please act your age  and stop carrying on in the middle of class? If you tell someone to act their age, you are telling  them to behave in a way that is suitable for their age, because they are behaving in a childish way.  One patient complained that the nurse had told her: ‘Act your age and pull yourself together.’ This  expression is used to express disapproval of someone’s behaviour. “Be your age” is the caption of  a 1925 New Yorker cartoon; “act your age” appears in a 1932 issue of American Speech, a journal  that chronicles current usage. 

wear away: bị hư hỏng; xói mòn: To become eroded, dissolved, or stripped away from exposure  to some destructive element or force. The enamel on your teeth has worn almost completely away,  which is why you've been experiencing so much pain when you eat and drink. Over the course of  several centuries, the coastline wore away until the small village was completely consumed by the  sea. The extreme weather in this area will wear that cheap paint away in a matter of weeks. 

wear down: 1. bị hư hỏng; sờn rách; xói mòn: To become eroded, ground, or stripped down, as  from exposure to some destructive element or force. The enamel on your teeth has worn down  almost completely, which is why you've been experiencing so much pain when you eat and drink. The little chisel had worn down to a nub by the time he was finished digging. Frequent travel along  the route has worn down the vegetation to a permanent footpath. So much use is beginning to wear  down the engine - it could give out at any moment. 2. bị kiệt sức: To become exhausted, weakened,  or fatigued by some action or force. I started wearing down from so much walking around the city. I think our horses are wearing down, so we should give them a rest. Carrying these heavy boxes  up and down the stairs is wearing me down. I'm hoping a day running around the beach will wear  the kids down a bit. Be sure not to wear the pack animals down, or we could end up stranded here. This hot weather wears me down. The steamy weather wore down the tourists and made them stay  in their hotels. 

wear off: 1. bị hư hỏng; sờn rách; xói mòn: To become eroded, ground, or stripped off, as from  prolonged exposure to some destructive element or force. The enamel on your teeth has almost  completely worn off, which is why you've been experiencing so much pain when you eat and drink. The protective coating I'd applied to the device is beginning to wear off. The inclement weather in  this region tends to wear the paint off of the houses after only a couple of months. 3. mờ dần;  giảm dần: To fade or lessen over time; to gradually cease or dissipate. I'm giving you a mild  sedative to help you calm down - it should wear off in about an hour. We'll start driving again  once your nausea wears off. The effects of the painkiller wore off and my tooth began to hurt. I  was annoyed at first, but my anger wore off. So many people touched the picture that its luster  finally wore off.

Page 7 of

wear on: 1. nhàm chán trôi qua: To pass slowly or gradually over a course of time, especially in  a very dull, tedious, or tiresome manner. The lecture wore on for nearly two hours, with several in  the audience audibly snoring. The days and the weeks continued wearing on, with little reprieve  from the heat and boredom. 2. gây hư hỏng; sờn rách; xói mòn: To cause damage or erosion  through continuous or frequent use or application of pressure or friction. Rolling your bicycle  through here like that is really starting to wear on the carpets. Constant use has worn on the gears  of the device. 3. mang; mặc; đeo; đội: To put something, as clothing or an adornment, on one's  body or clothes. He wore a pin on his lapel during the awards ceremony to show solidarity with  the movement. Everyone wore hats on their heads back in the 1940s. 4. gây khó chịu, bực bội:  To irritate, frustrate, or exasperate someone. This kind of thing really wears on me. Always being  short of money wears on a person after a while. You could tell that the class's unruliness was  beginning to wear on our teacher. Would you mind taking the kids out for a walk or something?  They're really wearing on me today. 

wear out: 1. bị hư hỏng; sờn rách: To cause to become damaged or eroded, as from frequent or  rough use. (wear something out) to make something worthless or nonfunctional from use. I wore  my shoes out in no time at all. I wore out my shoes in less than a month. Coming to abrupt stops  like that is really going to wear out your breaks. It's amazing how quick my kids wear their shoes  out. 2. làm ai kiệt sức: (wear someone out) To exhaust someone; to make someone tired. You  forgot how much standing all day can really wear you out. I'm going to try to wear out the toddlers  so they go right to sleep tonight. The coach made the team practice until he wore them out. I was  worn out from packing all those books. If he wears out everybody on the team, nobody will be left  to play in the game. 3. đánh đòn: Chiefly Southern US To punish by spanking: If you don't behave,  I'm going to have to wear you out. 

wear the pants in the/(one’s) house: chủ trong gia đình: To have the greatest amount of  authority or control in one's family. The phrase is often applied to a woman, contrasting the fact  that pants were historically only worn by men, who were also traditionally the decision makers  within a household. I think it's pretty obvious who actually wears the pants in our house - Grandma  Helene. Actually, we both wear the pants in our house, so to speak. We make a point of making  every major decision jointly. 

wear thin: 1. bị hao mòn: Of an object, often a fabric, to physically become thinner or cause to  become worn, as from frequent use. You can see here how the leather has been worn thin by years  of use. 2. bị sút giảm; mất hiệu quả: To diminish or become less effective. Please try to behave.  My patience is beginning to wear thin. It was cute the first few times that he did it, but his little  routine has worn thin. Don’t you think that joke’s wearing a bit thin? (= we have heard it many  times before). 

wear your heart on your sleeve: bộc trực; ruột để ngoài da; thành thực bộc lộ xúc cảm ra  bên ngoài: To openly display or make known one's emotions or sentiments. My father was always  very closed off regarding his feelings, so when I had kids, I made a point of wearing my heart on  my sleeve with them. The senator has begun wearing his heart on his sleeve now that he's not  seeking re-election. If you wear your heart on your sleeve, your feelings are obvious to everyone  around you. (The heart is traditionally regarded as the center of the emotions.) She's one of these  people who wears her heart on her sleeve. She simply doesn't wear her heart on her sleeve so it's  sometimes difficult to know what she's feeling. Make your feelings apparent. In medieval times, it  was the custom for a knight to wear the name of a lady on his sleeve during a tournament. He  wears his heart on his sleeve and often gets hurt. This phrase is from Shakespeare’s play Othello.

Page 8 of 8