Showing posts with label Mai Kim Đỉnh. Show all posts
Showing posts with label Mai Kim Đỉnh. Show all posts

3/25/13

Email Mai Kim Đỉnh

Email. 25.03.2013

BẠN thân thiết :

Mỗi năm đúng ngày 28 tháng 2, riêng tôi thêm một năm thắm thía bài thơ cồ của Mạnh Hạo Nhiên: "Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi; Hương âm vô cải tấn mao thồi...".

22 năm lặng lẽ trôi qua, tính từ ngày cùng vợ dại con thơ đặt chân xứ người -- Oxford là điểm tạm cư đầu tiên. Ngày 28 tháng 2 năm nay thêm sự kiện Giáo Hoàng

Benedict XVI chính thức từ nhiệm, tác động sâu sắc đến ĐỨC TIN  riêng tôi.  Hôm nay viết @ này gởi qúi BẠN thay lời tạm biệt; trước khi nài xin Châu Tuấn Xuyên -- Nguyễn Thành Đức -- Tô Minh Toàn -- Viên Thế Khanh / Lê Văn Chánh  cho phép MKĐ vắng bóng trên các diễn đàn thân yêu.  Lý do: Sắp cùng vợ đưa con trẻ lần đầu về với Quê Hương cuối trời.  Đây cũng lần đầu, cá nhân di hành với hộ chiếu Anh quốc sau chuyển tịch rất gần.  Theo học trình, trước khi tốt nghiệp ngành y tháng 6.2014, cần bổ sung kinh nghiệm thực hành nghiệp vụ ở bệnh viện ngoài nước Anh.  Con trẻ chọn Bệnh viện Chợ Rẫy; cuốn hút mẹ cha cùng về.

8/27/10

Di sản của GS Đặng Phong

Mai Kim Đỉnh

Kinh tế gia nghỉ hưu tại London
Trước tin Giáo sư Đặng Phong qua đời, kinh tế gia Mai Kim Đỉnh trò chuyện với BBC cảm nhận của ông về giáo sư Đặng Phong:
GS Đặng Phong
"GS Đặng Phong đã tìm đến kho tàng vô giá đồ sộ mà chính quyền Sài Gòn chưa kịp triển khai"
Với giáo sư Đặng Phong chúng tôi vẫn gọi nhau là anh em, và tôi biết ông từ khi ông còn làm ở Viện kinh tế Việt Nam, nơi ông là kinh tế gia chuyên biên khảo lịch sử kinh tế.

6/18/09

Chiếc bóng

Mai Kim Đỉnh

Còn 15 phút hết giờ « thăm nuôi », viên công an quản lý khu thăm gặp gia đình tù nhân chính trị miền Nam khản giọng nhắc. Đảo mắt nhìn quanh rồi nghiêng người phía trước như cố thu giữ bóng dáng phút cuối đứa em trai ngấp nghé tứ tuần vào đáy mắt. Chị tôi dúi vội vào tay lọ dầu Con Cọp, thầm thì: Cha Lập gởi. Em giữ một ít. Còn lại trao cho cac Linh mục ở trại dâng Lễ cuối tuần. Không chút quan tâm phản ứng của tôi, Chị nói tiếp: Cha Nguyễn Văn Lập chuyển về họ đạo Bình Triệu, nhà thờ Đức Mẹ Fatima. Thăm Em lần trước, Chị không gặp được Cha. Trước khi đi lần này, Chị đến thăm để nhờ Cha cầu nguyện cho tất cả và riêng Em. Cha nhờ Chị mang ít Bánh Hằng Sống ban Hồng Ân Vượt Qua.

Cha Nguyễn Văn Lập! Ngần ấy chữ ngủ quên trong ký ức, bất chợt sống lại, trỗi vượt, chiếm ngự. Tôi buột miệng: Chị nhận làm chi của dữ ấy. Vào trại khám xét tận răng, chỗ nào cất dấu ? Chị trấn an: Bởi muốn trót lọt, Chị đựng bánh Thánh trong lọ dầu Con Cọp bao lâu nay Em vẫn dùng. Trong ba lọ dầu mà Chị vừa trao, chỉ có một chứa « của dữ » gói trong giấy nhựa, nhét ở đấy . Chị cười nói tiếp: Không nhiều lắm đâu. Thịt ở thị trường xã hội chủ nghĩa không dư, phải mua chui . « Thịt Chúa » lại càng khan hiếm, không dễ tìm, dầu « xếp hàng cả ngày ». Tôi cười méo xệu trước lời bông đùa : Lại kế « không thành » của Khổng Minh.

4/3/09

THƯỢNG ĐỈNH G20

Mâu thuẫn quyền lợi cản trở nổ lực tìm kiếm và thi hành các biện pháp cứu nguy kinh tế

Tú Anh
Bài đăng ngày 02/04/2009 Cập nhật lần cuối ngày 02/04/2009 18:24 TU

Trong nội bộ các nước G20, tương phản quyền lợi hiện nay tạo ra bất đồng trong nổ lực tìm một giải pháp chung và sẽ là mầm gây khó khăn trong việc thực hiện dù có đồng thuận. Đây là phân tích của giáo sư kinh tế Mai Kim Đỉnh tại Luân Đôn nhân dịp mở ra Hội nghị Thượng đỉnh 02/04/2009
Theo Tổng thư ký Liên Hiệp quốc, nếu không có một giải pháp hiệu quả vực dậy kinh tế toàn cầu, thì « cuộc khủng hoảng hiện nay, từ tài chính tác động sang kinh tế, sẽ đưa nhân loại đến đại họa với xã hội bạo loạn, quốc gia khánh tận ». Ông Ban Ki-Moon cảnh báo là « các nước nghèo đã bị tác hại rất nghiêm trọng » và ông lo ngại xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn về chính trị « khi người dân không còn tin tưởng ở chính phủ và mất niềm tin vào tương lai của chính họ ».
Hôm nay tại Luân Đôn, các nhà lãnh đạo G20 bằng mọi cách tìm cho ra một lập trường chung đối phó với khủng hoảng. Một mình 20 nước này tập trung đến hơn 80% tổng sản lượng thế giới. Mặc dù có những dị biệt quyền lợi, lãnh đạo G20 không có quyền làm thế giới thất vọng
Bên cạnh 7 nước giàu nhất và Liên Hiệp châu Âu, 11 nước đang trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Úc, Nam Phi, Ả rạp Sê-út, Achentina và Mêhicô nhân hội nghị G20 nói lên quan điểm của mình .
Đứng đầu các nước này , tổng thống Brazil Lula da Silva lên án thẳng thừng giới đầu cơ Tây phương là thủ phạm gây ra khủng hoảng hiện nay. Cũng như những nước mà kinh tế tùy thuộc vào xuất khẩu, Brazil , Trung Quốc hoặc Ấn Độ rất lo ngại bị bảo hộ mậu dịch từ các nước nhập khẩu .
Trong nội bộ các nước Tây phương , Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu tranh cãi nhau về hiệu của hai đường lối cứu nguy « bơm tiền vực dậy kinh tế theo kiểu Mỹ hay điều tiết hệ thống tài chính theo lập luận của Đức Pháp để gây lại niềm tin ».
Từ khi khủng hoảng xảy ra, Hoa Kỳ cũng như châu Âu , Nhật Bản đã tung ra hàng ngàn tỷ đô la vực dậy kinh tế nhưng tình hình khủng hoảng không có dấu hiệu cải thiện.
Từ Luân Đôn, giáo sư kinh tế Mai Kim Đỉnh sẽ phân tích những mâu thuẫn quyền lợi hiện nay trong nội bộ các nước G20 tạo ra bất đồng trong nổ lực tìm một giải pháp chung và sẽ là mầm gây khó khăn trong việc thực hiện dù có đồng thuận. Giáo sư Mai Kim Đỉnh cũng cho biết nhận định của ông về tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kể trên.
Trước khi đề cập đến những giải pháp mà nhóm G20 đang nỗ lực tìm kiếm, giáo sư Đỉnh cho biết từ sau hội nghị G20 lần thứ nhất tại Washington hồi tháng 11 năm 2008 đến nay, với những biện pháp cứu nguy liên tục tung ra, tình hình vẫn chưa được cải thiện.
Mời quý vị nghe toàn bộ bài phỏng vấn