Showing posts with label Sức khỏe. Show all posts
Showing posts with label Sức khỏe. Show all posts

11/20/21

NÊN CHÙI HAY RỬA SAU KHI "ĐI CẦU"? - BÀI HỌC LỚN TỪ MỸ, ĐẤT NƯỚC KHÔNG BAO GIỜ DÙNG VÒI XỊT

Người Mỹ không bao giờ dùng vòi xịt toilet khi “đi cầu”, và nhiều người trên thế giới cũng vậy.

Vui vẻ mà nói, chuyện “đi cầu” của con người quả là rắc rối. Nó khiến cho nhân loại chia thành nhiều… phe phái khác nhau, từ việc nên ngồi xổm hay ngồi bệt, hoặc nên chùi hay rửa sau khi hành sự, hay là làm cả hai?

Nhưng riêng người Mỹ là rất đoàn kết, ít nhất là trong câu chuyện chùi rửa. Lý do là vì nếu đến Mỹ, bạn sẽ rất hiếm khi nhìn thấy chiếc vòi xịt gắn kèm toilet (còn gọi là bidet). Trong khi nhiều quốc gia như Ý, Hy Lạp và đặc biệt là Nhật Bản rất coi trọng chiếc vòi xịt, thì người Mỹ chỉ trung thành với giấy vệ sinh mà thôi.

Đừng hòng nhìn thấy thứ này khi đến Mỹ

Tuy nhiên, sự trung thành này chưa hẳn đã tốt. Theo một nghiên cứu mới đây, việc sử dụng mình giấy vệ sinh là… siêu bẩn. Thậm chí, nó có thể gây ra một số biến chứng về sức khoẻ, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc… nứt hậu môn.

Cụ thể, Rose George – một chuyên gia vệ sinh khá nổi tiếng chia sẻ: “Tôi cảm thấy chuyện hàng triệu người đang vô tư đi lại trong khi “chỗ ấy” siêu bẩn là điều khó chấp nhận.”

“Giấy vệ sinh có thể dùng để chùi, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn phân được.”

Một trong những công cụ được người Mỹ sử dụng để chùi nhiều nhất là khăn giấy ướt (baby wipe). Tưởng như đây là một cách xử lý rất vệ sinh, nhưng theo George thì không hề.

Sử dụng giấy vệ sinh không hề vệ sinh



Thử đổ một ít chocolate ra sàn gỗ, rồi lau bằng khăn ướt, sau đó lại lau bằng giấy khô. Bạn sẽ thấy chocolate vẫn còn sót lại trong các kẽ hở. Hậu môn có kẽ hở, và bạn hiểu rồi chứ?”

Thêm vào đó, đôi lúc việc chùi bằng giấy hay khăn có thể quá lực, gây nứt hậu môn. Đây là chứng bệnh các đường line ruột bị nứt nẻ do tác động từ bên ngoài, có thể gây chảy máu và đau đớn khó chịu.

Một số trường hợp có thể bị trĩ – trực tràng và hậu môn bị sưng phồng. Chứng bệnh này còn nghiêm trọng hơn, vì đôi lúc nó rất khó chữa.

Thêm vào đó, hành động chùi từ sau lên trước có thể đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu, gây nhiễm trùng nguy hiểm.

Nhưng điểm mấu chốt ở đây là những hiện tượng này sẽ không xảy ra nếu bạn dùng vòi xịt để rửa một cách cẩn thận. Vậy nên chùi hay nên rửa, bạn có câu trả lời rồi chứ?

Nguồn: Daily Mail, Hygene, Telegraph
Xem thêm:

9/9/21

MẮT

 Mắt & Chất Lutein kỳ diệu

Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn, điều này ai cũng biết nhưng không ai để ý. Cho đến khi đôi mắt bị mờ, mới vội vã đi tìm Bác sĩ Nhãn khoa.
Thông thường người ta hay nghĩ mắt mờ chỉ cần thay gọng kính là xong ngay.

Nghĩ như thế là lầm.

Năm 2007 thống kê Hoa Kỳ cho biết là số người đi tune up xe hơi nhiều hơn là đi khám mắt.

-Trong ngũ giác, mắt - thị giác - là điều đáng sợ nhất vì nếu như đời đen tối thì còn gì là lẽ sống nữa.

Có 3 căn bệnh đưa đến sự mù mắt là mắt cườm, áp xuất trong mắt cao (glaucoma) và bệnh suy thoái của võng mạc (age related macular degeneration viết tắt là A.M.D)

Có 2 chất lutein và zeaxanthin là chất carotenoidsgiúp chống lại các bệnh về mắt khi ta về già. Hai chất này không có ở trong cơ thể mà phải do thức ăn và dinh dưỡng đem đến.

Chất Lutein tạo thành màu vàng của trái bắp và lòng đỏ trứng gà. So với 2 năm trước đây chỉ có 40% người Mỹ là biết đến chất này mà thôi, ngày nay con số đó lên tới 60%. Ngoài sự bảo vệ đôi mắt, 2 chất này còn giúp trợ timvà bộ óc làm việc đắc lực thêm nữa. Đó là 2 chất antioxidants chống free radicals hay tàn phá tế bào các mô.


1. Mắt Cườm (Cataract)

Người tuổi già từ 65-74 thì 23% sẽ bị mắt cườm và nếu từ 75 trở lên, con số là 50%. Mắt cườm là khi thủy tinh thể của con mắt bị mờ dần cho đến khi trắng xóa, gây mù mắt. Cũng giống như lòng trắng trứng gà, nếu đun sôi thì từ từ sẽ biến từ thể lỏng sang thể đặc, ánh sáng làm sao xuyên qua được.

Thủy tinh thể được cấu tạo bằng chất đạm (protein) trong đó chứa lutein và zeaxanthin, tuy rằng không nhiều bằng ở trong võng mạc.

Bịnh mắt cườm là so sự hấp thụ tia hồng ngoại tuyến (ultra violet) của ánh mặt trời, do đó nên đeo kính mát là cách để ngăn chận sự hấp thụ này.

Bịnh mắt cườm còn là bệnh của tuổi già, nhưng nguyên nhân chính là do “free radicals” mà ra. Người ta khám phá ra rằng có từ 40 đến 50 căn bệnh con người đều do free radicals gây nên.

- Người nào thường xuyên hấp thụ 2 chất này sẽ giảm được bệnh mắt cườm và sẽ không bị giải phẫu mắt nữa.

Bác sĩ nhãn khoa sẽ làm lỏng thủy tinh thể bằng lutein vibration, sau đó hút hết ra và thay thế bằng một contact lens. Lutein có ở trong rau dền (spinach) mà có mấy ai ăn rau này hàng ngày đâu?

Nên cữ hút thuốc, uống rượu, tránh tia X rays khi chiếu điện, người nào bị bệnh tiểu đường có cơ nguy bị bệnh mắt cườm sớm hơn là người thường.

Sau đây là những sinh tố giúp chống bệnh mắt cườm:

Sinh tố A (cần từ 25.000 đến 50.000 U) B1, B2, B5 tức B complex 50mg mỗi ngày,

Sinh tố C 3000mg uống 4 lần một ngày, Sinh tố E400 I.U cần chất zinc 50mg không quá 100mg.

Ngoài công hiệu bảo vệ đôi mắt, chất lutein còn ngăn lượng LDL tức là chất cholesterol xấu tăng và bám vào thành mạch máu, giảm sự lưu thông của máudẫn đến bệnh tim và stroke.Lượng lutein còn giúp tăng sự hoạt động của não bộ. Còn chống được sự tàn phá của ánh nắng mặt trời trên làn da và ung thư da.

2.Bệnh A.M.D (agerelated macular degeneration)

Trên võng mạc có một điểm giúp ta nhìn thật rõ chi tiết đó là điểm macula.

Điểm này khi ta về già thường bị suy thoái dẫn đến mù mắt. Do free radicals tàn phá, điểm macula chứa đựng rất nhiều 2 chất lutein và zeaxanthin, nên càng về già phải cung cấp 2 chất này cho đầy đủ.

Thí nghiệm cho thấy những người già dùng 10mg lutein mỗi ngày giảm bệnh này rất nhiều. Ngoài ra nên ăn nhiều rau xanh như rau dền (spinach), rau broccoli, rau cải (bok choy).

3. Bệnh Glaucoma

Bịnh này do áp xuất trong con mắt từ từ tăng lên làm hư hại dây thần kinh mắt gây sự mù lòa, nếu không chữa kịp thời. Đó là nguyên nhân thứ nhì gâysự mù mắt bịnh mắt cườm. Xảy ra sau tuổi 60 có thể sớm hơn từ 40 tuổi, do thiếu dinh dưỡng, stress và bệnh tiểu đường.

Áp xuất trong con mắt khác với áp xuất trong mạch máu. Có thể xảy ra từ từ gọi là kinh niên hoặc cấp tính.Triệu chứng gồm có mắt mờ, mắt nhìn hạn hẹp (tunnel vision), nhức mắt, buồn nôn, mắt đỏ.

- Chỉ có BS nhãn khoa mới định được bệnh này. Cách chữa dùng thuốc nhỏ mắt như timolol maleate làm giảm áp xuất, có người phải nhỏ suốt đời.

Nếu không thuyên giảm một ngày nào đó bệnh trở thành cấp tính, áp xuất tăng quá cao, nước trong mắt không có lối thoát phải đưa đi nhà thương cấp cứu liền để chữa trị bằng tia laser nếu không sẽ bị mù tức khắc.

Cách ngăn ngừa:

-Nên ăn rau trái
-ăn nhiều hạt nguyên chất như bánh mì nấu
-ít dùng chất béo
-tránh uống cà phê
-rượu
-thuốc lá.
-Dùng thêm sinh tố A, B1
-Calpha lipoid acid
-khoáng chất nhưchromium, magnesium
-lecithin fatty acids
-ginkgo biloba
-bilberry chống quáng gà lúcchập tối (các phi công thời đệ nhị thế chiến hay dùng bilberry để nhìn rõ lúc bay phi vụ ban đêm).
-chất pycnogenol lấy từ vỏ cây thông giúp mạch máu nuôi con mắt là một chất antioxidant chống free radicals
-cần chất Zinc.
-Lutein và zeazanthin cùng các sinh tố kể trên.
Tất cả đều tìm thấy ở trong bột gạo lức, giờ đây tôi mới được biết, chưa có thức ăn thiên nhiên nào sánh bằng.

Tóm lại, phòng bệnh hơn trị bệnh, các cụ có thể ngăn ngừa các bệnh về mắt.

Bài đọc thêm: Chia sẻ kinh nghiệm bản thân BP xin bấm vào Link:

8/14/21

VIỆN DƯỠNG LÃO


BS Trần Công Bảo 

Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi.

Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về "Viện Dưỡng Lão" vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều "Viện Dưỡng Lão" trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về "Viện Dưỡng Lão".

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home... Nói chung, "Viện Dưỡng Lão" là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ... nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.

Khi nói tới "Viện Dưỡng Lão" người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là "Viện Dưỡng Lão"?
"Viện Dưỡng Lão" là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những "Viện Dưỡng Lão" khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SKF):

là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu... Thường thường tại Skilled Nursing Facility có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim)… cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF):

cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF):

Thường thường những người vào Assisted living facility vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập".

4- "Viện Dưỡng Lão"

cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những "Viện Dưỡng Lão" dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI "VIỆN DƯỠNG LÃO":

Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
1- Phòng ngủ.
2- Ăn uống
3- Theo dõi thuốc men
4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...
5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:
a. Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...
b. Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c. Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

AI TRẢ TIỀN CHO VDL?

Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
1- Medicare
2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho "Viện Dưỡng Lão".
4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi khả năng tại một Skilled Nursing Facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương... cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.

MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.

BẢO HIỂM TƯ: thì tùy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 "Viện Dưỡng Lão". Các "Viện Dưỡng Lão" này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các "Viện Dưỡng Lão" đều phải trải qua một cuộc kiểm soát rất gắt gao (survey) của CMS. "Viện Dưỡng Lão" nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích thanh tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại "Viện Dưỡng Lão" được săn sóc an toàn, đầy đủ với phẩm chất cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi "Viện Dưỡng Lão" đều có lưu trữ hồ sơ kiểm soát cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc thanh sát này. Tất cả các "Viện Dưỡng Lão" đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của "Viện Dưỡng Lão". Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những "Viện Dưỡng Lão".

Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là “không muốn vào "Viện Dưỡng Lão"". Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay.

Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào "Viện Dưỡng Lão" rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào "Viện Dưỡng Lão" một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi".

NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO "VIỆN DƯỠNG LÃO" GÂY RA:

1- Lo lắng (anxiety):

Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm "Viện Dưỡng Lão" tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"..., làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions):

Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:

a. Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón... Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.
b. Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.
c. Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall):

Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.

4- Da bị lở loét (decubitus ulcers):

Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.

5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu... nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG?

Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:

1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...

2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.

3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ...Thường thì rẻ hơn tùy từng group.

4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào "Viện Dưỡng Lão" thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"?

a. Làm sao để lựa chọn "Viện Dưỡng Lão":
* Vào internet để xem ranking của "Viện Dưỡng Lão" (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C...)

* Mỗi "Viện Dưỡng Lão" đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc thanh tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của "Viện Dưỡng Lão". Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.

* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.

* Quan sát bên trong và ngoài của "Viện Dưỡng Lão": xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.

* Nếu có thể thì tìm một "Viện Dưỡng Lão" có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.

b. Nếu đã quyết định chọn "Viện Dưỡng Lão" cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà còn cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.

* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào...

* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân...

* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi "Viện Dưỡng Lão" để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa...

* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.

* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa đầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu qủa: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của "Viện Dưỡng Lão":

- Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống... để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").

Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của "Viện Dưỡng Lão" để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bác sĩ Trần Công Bảo
(Source Internet)

8/9/21

Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái

Vì chỉ cần nằm nghiêng bên trái thôi là bạn đã có thể cải thiện sức khỏe của mình 1 cách đáng kể rồi.

Chúng ta biết rằng, giấc ngủ có vai trò cực quan trọng đến sức khỏe của bạn. Ngoài thời gian ngủ, vị trí ngủ thì tư thế ngủ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần, thể chất của bạn.

Bạn thường nằm ngủ ở tư thế nào nhất? Nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng trái, nghiêng phải? Nhưng bạn có biết đâu là tư thế chuẩn chỉnh nhất không?

Ngủ nghiêng trái là tư thế ngủ tối ưu nhất!

Theo bác sĩ Steven Park thuộc ĐH Y New York thì tư thế ngủ tốt nhất dành cho bạn chính là nằm "nghiêng trái". Và lý do để bạn quyết định nằm nghiêng trái đó là vì...

1. Cải thiện các chức năng của hệ bạch huyết

Cần nhấn mạnh rằng, bên trái chính là nơi tế bào limpho hệ bạch huyết thống trị. Hệ bạch huyết là phần quan trọng của hệ thống tuần hoàn và hệ miễn dịch.


Chức năng chính của hệ bạch huyết là chống lại mầm bệnh, các dị vật và tế bào biến dạng (ung thư). Ngoài nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, hệ bạch huyết cũng là một phần của hệ tuần hoàn với nhiệm vụ cân bằng thể dịch, hấp thu chất béo.

Do đó khi nằm nghiêng trái, cơ thể sẽ có nhiều thời gian để lọc bỏ độc tố qua ống ngực và hạch bạch huyết, rất tốt cho cơ thể.

2. Dễ dàng đi "nặng" hơn


Các đường giao nhau giữa ruột non và ruột già cư ngụ ở phía bên trái cơ thể của bạn, trong khu vực được gọi là van ileocecal. Chức năng quan trọng của phần cơ vòng này là để hạn chế các chất trào ngược từ ruột già vào ruột non.


Khi nằm nghiêng bên trái, trọng lực sẽ hỗ trợ sự di chuyển sản phẩm thải từ ruột non đến ruột già. Và điều đó sẽ giúp đỡ lớn trong việc loại bỏ các chất thải qua phân vào buổi sáng.

3. Giảm ợ nóng

Một số nghiên cứu cho thấy ngủ nghiêng bên trái có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng ợ nóng. Lý do được các chuyên gia đưa ra đó là do, nằm nghiêng trái sẽ có ít hoặc không làm dịch axit dạ dày trào ngược lên thực quản - nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng.


Do đó, nếu bạn mắc chứng ợ nóng sau khi ăn, nên nằm nghiêng về bên trái để thoát khỏi tình trạng này.

4. Cho một trái tim khỏe mạnh

Sự lưu thông máu đến tim cũng tăng lên như việc các mạch máu nhận máu cung cấp tới tim.


Tim có nhiệm vụ nhận máu từ phổi và bơm ra khắp cơ thể. Vì thế, ngủ nghiêng về bên trái làm giảm khối lượng công việc áp lực lên trái tim do việc bơm máu của tim đã được lực hấp dẫn trợ giúp.

Bên cạnh đó, tư thế này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các chức năng của hệ tuần hoàn - đặc biệt là động mạch chủ, tĩnh mạch dưới... lưu thông máu từ tim tới các mạch máu nhịp nhàng hơn.

5. Bảo vệ gan

Gan nằm ở phía bên phải cơ thể bạn và là cơ quan tham gia quá trình chuyển hóa và bài tiết. Vì thế, hiển nhiên rằng gan có xu hướng tích tụ nhiều chất thải và độc tố trong cơ thể.


Với tư thế nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp ích cho các cơ quan này đào thải chất độc tốt hơn.

6. Hỗ trợ chức năng của lá lách

Lá lách đóng vai trò rất quan trọng trong việc lọc máu và thực hiện các chức năng cơ thể quan trọng khác. Và đương nhiên, lá lách cũng nằm ở bên trái của cơ thể.


Vì vậy, ngủ nghiêng bên trái giúp lá lách hoạt động hiệu quả. Lúc này, chúng sẽ thúc đẩy dòng máu đến lá lách, cho phép việc lọc tạp chất trong máu nhanh chóng và tốt hơn.
Và nếu bạn vẫn còn chưa biết ngủ thế nào mới đúng và có lợi nhất cho sức khỏe thì hãy tham khảo bức hình dưới đây nha!


Tư thế nằm ngửa từ trước đến nay vẫn được xem là rất tốt. Ưu điểm của nó là giúp lưng bạn không đau, và nếu kê gối cao hơn một chút còn giúp ngăn ngừa hiện tượng trào ngược dịch vị.

Tuy nhiên, tư thế nằm ngửa dễ có xu hướng ngáy hơn do lưỡi gà và các cơ màn hầu trong họng bị kéo trùng xuống, dễ gây hẹp đường thở - tạo ra tiếng ngáy. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng tư thế này có thể gây áp lực cho vai, dễ gây tổn thương.
Theo Trí Thức trẻ
Nguồn: https://2sao.vn/day-la-li-do-tai-sao-ban-nen-nam-ngu-nghieng-ve-ben-trai-ngay-toi-nay-n-73094.html