Showing posts with label Pháp. Show all posts
Showing posts with label Pháp. Show all posts

1/9/24

Macron chọn Attal, 34 tuổi, làm Thủ tướng Pháp trẻ nhất trong lịch sử

Hugh Schofield
BBC News, Paris 

Gabriel Attal (trái) được trao vai trò dẫn dắt Chính phủ bước vào cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới

Ông Gabriel Attal vừa được bổ nhiệm làm tân thủ tướng Pháp, vào thời điểm ông Emmanuel Macron đang đặt mục tiêu làm mới, sống động hơn chức vụ tổng thống của mình với một chính phủ mới.

Ở tuổi 34, Gabriel Attal trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp hiện đại, thậm chí còn trẻ hơn cả gương mặt theo đường lối chủ nghĩa xã hội Laurent Fabius, được François Mitterrand bổ nhiệm năm 37 tuổi, vào năm 1984.

Ông Attal thay thế bà Élisabeth Borne, người đã từ chức sau 20 tháng nắm quyền.

Gabriel Attal, hiện là bộ trưởng giáo dục, chắc chắn sẽ là một trường hợp bổ nhiệm đầy ấn tượng.

Nay ông sẽ có nhiệm vụ lãnh đạo chính phủ Pháp tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu quan trọng vào tháng 6.

Ông thăng tiến rất nhanh. Mười năm trước, ông là cố vấn ít ai biết đến của Bộ Y tế và là đảng viên đảng Xã hội.

Ông cũng sẽ là người đồng tính công khai đầu tiên dọn vào Hôtel Matignon. Bạn đời của ông là một gương mặt cũng rất sáng giá của Macron, dân biểu nghị viện EU Stéphane Sejourné.

Nhưng xét đến những khó khăn trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống - và thách thức ngày càng tăng từ phe cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc - liệu chỉ riêng yếu tố "bắt mắt" đã đủ chưa?

Đẹp trai, trẻ trung, quyến rũ, được yêu mến, có sức hấp dẫn, ông Attal chắc chắn sẽ nhậm chức với những vầng hào quang bay quanh, giống như chính tổng thống, người thầy đỡ đầu ông.

Nhưng giống như nhiều người dám nghĩ dám làm trong thế hệ mình, ông được truyền cảm hứng từ ý tưởng của Emmanuel Macron về việc phá bỏ sự chia rẽ tả-hữu cũ và viết lại quy tắc chính trị Pháp.

Sau cuộc bầu cử năm 2017 của Macron, ông Attal đã trở thành thành viên quốc hội, và chính ở đó, tài năng tranh luận xuất sắc của ông - ông dễ dàng vượt lên trở thành người giỏi nhất trong số những gương mặt mới - đã khiến ông được tổng thống chú ý.

Ở tuổi 29, ông trở thành quan chức lãnh đạo trẻ nhất từ ​​trước đến nay của nền Đệ Ngũ Cộng hòa với cấp bậc tương đối khiêm tốn, theo dõi mảng giáo dục; từ năm 2020, ông là phát ngôn nhân của chính phủ và khuôn mặt của ông bắt đầu được cử tri ghi nhớ. Sau khi Tổng thống Macron tái đắc cử, ông giữ chức bộ trưởng ngân sách trong một thời gian ngắn và sau đó đảm nhiệm vị trí bộ trưởng giáo dục vào tháng 7 năm ngoái.

Chính trong vị trí này, ông Attal đã thể hiện với tổng thống rằng ông có đủ khả năng cần có, hành động hợp lý để chấm dứt cuộc tranh cãi hồi tháng 9 quanh việc mặc áo choàng abaya của người Hồi giáo bằng cách đơn giản là cấm dùng loại trang phục này ở trường học.

Ông đã dẫn đầu một chiến dịch chống nạn bắt nạt - ông nói rằng bản thân ông cũng từng là một nạn nhân của nạn này - tại trường École alsacienne tinh hoa ở Paris, và trực tiếp tiến hành thử nghiệm đề xuất của mình về đồng phục học sinh tại trường này.

Đảng của Tổng thống Macron phải đối mặt với thách thức mạnh mẽ từ đảng Mặt trận Quốc gia Pháp (National Rally) và nhà lãnh đạo trẻ của đảng này, Jordan Bardella - cũng như Marine Le Pen
Và trong suốt thời gian đó, ông đã đi ngược lại những xu hướng thông thường bằng cách thực sự trở nên rất được lòng công chúng.

Các cuộc thăm dò cho thấy ông cho đến nay là thành viên được ngưỡng mộ nhất trong chính phủ Macron - cạnh tranh ngang hàng với kẻ thù chính của tổng thống, Marine Le Pen theo chủ nghĩa dân tộc và đồng nghiệp trẻ tuổi của bà, Jordan Bardella.

Và tất nhiên, trọng tâm vấn đề nằm chính là ở đó.

Bằng cách nhấc Gabriel Attal lên khỏi nhóm bộ trưởng của mình, ông Macron đang sử dụng con át để đánh bại con Q và con J trong ván bài. Nhưng liệu điều đó có hiệu quả không?

Quá trình kéo dài việc bổ nhiệm - ai cũng biết sắp có một cuộc cải tổ nhưng chuyện đó kéo dài mãi không xong - cho thấy kể cả khi Tổng thống Macron nhận thức rõ về điểm yếu về vị trí hiện tại của mình thì ông ấy cũng đang rất bối rối trong cách xử lý vấn đề.

Một số nhà bình luận đã đưa ra quan điểm rõ ràng rằng điều mà công chúng mong muốn hơn hết bây giờ không phải là sự sắp xếp lại các bộ mặt ở cấp cao nhất mà là mục đích mới đối với nhiệm kỳ tổng thống của ông Macron.

Tuy nhiên, với tình thế hiện thời, ông Attal sẽ phải đối mặt với những vấn đề tương tự như người tiền nhiệm Élisabeth Borne.

Đó là: phe đối lập cực hữu đang ngày càng được nhiều sự ủng hộ và có vẻ sẽ giành chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử ở châu u vào tháng 6; một Quốc hội không có đa số sẵn có trong chính phủ, khiến cho việc đưa ra bất kỳ luật mới nào cũng sẽ đều trở thành một cuộc đấu tranh; và một tổng thống dường như không thể xác định được ông ấy muốn đạt được những gì trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Trên hết, vị tân thủ tướng sẽ gặp phải một vấn đề của chính mình - đó là việc xác lập quyền lực của mình đối với những đối thủ nặng ký như Gérald Darmanin và Bruno Le Maire.

Và kế hoạch là gì, một số người cũng đặt câu hỏi, nếu như đảng của ông Macron thua đậm trong cuộc bầu cử châu Âu?

Thông thường đó sẽ là dịp để thay thế thủ tướng để tạo sự mới mẻ cho nửa sau của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, lá bài đó đã được tung ra và trong trường hợp thất bại vào tháng 6, Gabriel Attal có nguy cơ trở thành kẻ thất bại mất uy tín.

Ngay cả những nhân vật đối lập cũng thừa nhận rằng ông là một người ưu tú xuất sắc. Ông được kính trọng và yêu mến trong Quốc hội.

Nhưng cũng có những câu hỏi về những gì ông thực sự đại diện. Nhiều người nghi ngờ rằng ông chỉ luôn tươi cười và nói nhiều, giống như người mà ông ấy mang ơn vì đã nâng đỡ sự nghiệp cho ông.

Với tư cách là người được tổng thống đề cử, ông ấy là thần đồng của thần đồng. Nhưng nếu ông ấy chỉ là một bản sao thu nhỏ của Macron thì điều kỳ diệu đó có thể chỉ là ảo ảnh.

12/10/20

RCEP : Trung Quốc « ngáng đường » Hoa Kỳ trở lại châu Á ?

Minh Anh RFI ngày 10.12.2020

Ở đâu Donald Trump bỏ trống, thì ở đó Tập Cận Bình len vào. Ngày 15/11/2020, Trung Quốc cùng 14 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương ký kết hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) tại Hà Nội. Theo giới quan sát, với công cụ thương mại chưa từng có này, Bắc Kinh sẽ còn gia tăng mạnh mẽ ảnh hưởng của mình tại châu Á. Làm thế nào cản đà tiến của Trung Quốc ? Đây sẽ là một thách thức nan giải cho chính quyền Mỹ tương lai.


RCEP : Châu Á, « tâm lực hấp dẫn »

Covid-19 bị đánh bại, tăng trưởng quay trở lại, Trung Quốc khẳng định rõ là một cường quốc. Mười bốn nước châu Á – Thái Bình Dương bao gồm 10 nước khối ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand, dưới sự chủ trì của Trung Quốc đã ký kết hiệp định tự do mậu dịch RCEP.

Đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do mậu dịch lớn nhất thế giới từ trước đến nay, tập trung 30% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu. Một « nhà xưởng châu Á » tương lai, theo như cách ví von của nhiều nhà quan sát. Bởi vì, thỏa thuận này sẽ cho phép thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phân chia khu vực các dây chuyền sản xuất.

Theo ước tính của nhiều nhà kinh tế, văn bản dự kiến giảm các mức thuế quan (đến 90%), được áp dụng cho những sản phẩm trao đổi giữa các nước tham gia ký kết, sẽ cho phép GDP của mỗi nước tăng thêm 0,2%. Và một khi văn bản có hiệu lực Trung Quốc sẽ là nước hưởng lợi nhiều hơn cả, tiếp đến là Nhật Bản và Hàn Quốc.
.......

 Nghe Phần âm thanh:

12/5/20

Nước Pháp của Giscard hào hiệp với thuyền nhân Việt

RFI Thụy Mi ngày 4.12.2020


Trong ký ức về cố tổng thống Pháp, có « Giscard và thuyền nhân ». Đó là những hình ảnh mà người ta đã quên đi : những chiếc thuyền chật ních những con người đói khát với ánh mắt khắc khoải trên Biển Đông dậy sóng.

Hàng trăm ngàn boat-people, và bằng ấy người trong những trại tị nạn quá tải ở Thái Lan, đã chạy trốn bọn đồ tể Khmer Đỏ ở Cam Bốt, cuộc nội chiến ở Lào và quân cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam. Từ sau khi Sài Gòn sụp đổ tháng 4/1975 và Phnom Penh rơi vào tay Pôn Pốt, những hình ảnh dưới chế độ độc tài đỏ nhắc lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Tại nước Pháp của Giscard, những thuyền nhân từ Đông Dương cũ đã gây xúc động, tạo ra một làn sóng tương trợ chưa từng thấy. Xã hội dân sự cùng với giới trí thức đòi hỏi chính phủ phải giúp đỡ những người tị nạn này.

Cánh hữu chống cộng đã bắt tay với cánh tả đang ân hận vì sự mù quáng trước Khmer Đỏ khát máu và quân đội « Bác Hồ ». Bác sĩ Bernard Kouchner, trên chiếc tàu Đảo Ánh Sáng 
(L'ile de lumière) đi vớt thuyền nhân trên Biển Đông đã từng nói: cái chết không có hữu hay tả. Điểm nhấn của phong trào nhân đạo này là sự kiện hai tên tuổi lớn và là kẻ thù của nhau suốt 30 năm đã cùng lên tiếng vào tháng 6/1979. Trước một rừng camera và micro, triết gia chủ trương tự do Raymond Aron và triết gia mác-xít Jean-Paul Sartre kêu gọi: « Có những con người sắp chết, cần phải cứu họ ».

Nước Pháp của Giscard vừa mới ngưng nhận lao động nhập cư đã mở cửa, tạo công ăn việc làm, cấp nhà cửa, quốc tịch cho những người tị nạn Việt, Miên, Lào – được coi là những người ngoại quốc kín tiếng và cần cù. Từ năm 1975, Pháp nhận trên 1.000 người/tháng và đến 1989 đã tiếp đón tổng cộng 128.000 người tị nạn Đông Dương. Những thuyền nhân này đều biết ơn ông Valéry Giscard d’Estaing đã cứu họ khỏi những con tàu vượt biên và trại tị nạn.

11/29/20

Pháp : Tình đoàn kết với giới tiểu thương thời phong tỏa chống Covid-19

Một cửa hàng bị đóng cửa vì phong tỏa chống Covid-19 buộc phải chuyển qua bán hàng trực tuyến. Cannes, Pháp, 24/11/2020. REUTERS - ERIC GAILLARD

Giới tiểu thương Pháp, sau 2 tháng đóng cửa trong giai đoạn phong tỏa chống dịch Covid-19 hồi mùa xuân, chưa kịp gượng dậy thì nay nhiều người lại phải đối phó với nguy cơ phải đóng cửa vĩnh viễn, phá sản vì đợt phong tỏa thứ hai trong khi mùa Giáng sinh sắp đến, theo lẽ thường đây là mùa làm ăn nhộn nhịp nhất trong năm.


Thể hiện ý thức công dân bằng cách mua hàng của cửa hàng nhỏ lẻ


Nghe Phần Âm Thanh :
  

9/25/20

Xe đạp, "bên thắng cuộc" trong cuộc khủng hoảng Covid 19 tại Pháp


Thùy Dương (RFI)


Giai đoạn hậu phong tỏa Covid-19, trong khi nhiều ngành sản xuất lâm khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có, thì tại Pháp ngành công nghiệp xe đạp lại « hưởng lợi lớn », cung không đủ cầu. Từ các nhà sản xuất xe đạp cho đến cửa hàng bán xe đạp, dịch vụ cho thuê hay sửa chữa xe đều như được thổi một làn sinh khí mới …

Xe đạp lên ngôi

Trước đây, xe đạp tại Pháp chủ yếu được coi như phương tiện đi dạo chơi, thư giãn cuối tuần. Mặc dù những năm gần đây, ở các đô thị lớn, nhất là thủ đô Paris, nơi thường xảy ra ách tắc giao thông, hệ thống giao thông công cộng ngày càng quá tải, với nhiều phong trào đình công kéo dài, thì xe đạp ngày càng được ưa chuộng như một phương tiện giao thông giá rẻ, thuận tiện, tốt cho sức khỏe và không gây hại cho môi trường, giảm ách tắc giao thông, nhưng nếu so với các nước Bắc Âu thì tỉ lệ người đi lại hàng ngày bằng xe đạp tại Pháp vẫn ở mức rất thấp : 3% (so với tỉ lệ 28% ở Copenhague, thủ đô Đan Mạch)...

Nghe phầm âm thanh:


(Theo France Info, Les Echos, Le Parisien, France Bleu)