Showing posts with label Hong Kong. Show all posts
Showing posts with label Hong Kong. Show all posts

11/24/21

Hong Kong: Nhà hoạt động sinh viên Tony Chung bị bỏ tù theo luật an ninh quốc gia

BBC tiếng ngày 24.11.2021

Tony Chung bị cảnh sát mặc thường phục bắt hồi tháng 10/2020

Một nhà hoạt động sinh viên Hong Kong bị kết án ba năm bảy tháng tù vì cho rằng lãnh thổ này nên theo đuổi độc lập khỏi Trung Quốc.

Tháng 10/2020, BBC đã đưa tin về việc nhà hoạt động sinh viên Hong Kong Tony Chung bị buộc tội theo luật mới do Trung Quốc áp đặt lên Hong Kong.

Tony Chung đã nhận tội ly khai và rửa tiền, nhưng vẫn khẳng định rằng anh "không có gì phải xấu hổ".

Chung là người trẻ nhất, 20 tuổi, bị kết án theo luật an ninh quốc gia mới ở Hong Kong cho đến nay.

Các cáo buộc liên quan đến việc Chung lãnh đạo nhóm ủng hộ độc lập Studentlocalism mà anh đã thành lập khi còn là sinh viên. Nhóm này vận động cho Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc.

Trước đây đó chỉ là quan điểm thiểu số, nhưng nó dần trở nên phổ biến hơn trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ làm rung chuyển thành phố vào năm 2019.

Chung cũng bị buộc tội sở hữu các tài liệu ủng hộ độc lập và các bài đăng trên mạng xã hội bị coi là bất hợp pháp theo luật an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều bài đã được đăng từ trước khi luật an ninh có hiệu lực. Điều này làm suy yếu cam kết của Hong Kong rằng các quy định sẽ không được áp dụng hồi tố.

Chung bị bắt cùng với hai nhà hoạt động khác gần lãnh sự quán Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2020 bởi cảnh sát mặc thường phục. Những người ủng hộ nói rằng anh đang trên đường xin tị nạn chính trị tại thời điểm đó.

Thẩm phán Stanley Chan nói rằng Chung "đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nền độc lập của Hong Kong".

Johnny Patterson, giám đốc chính sách của tổ chức nhân quyền Hong Kong Watch, phát biểu trong một tuyên bố rằng quyết định này là "không cân xứng, hà khắc và tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho những người Hong Kong trẻ tuổi khác, những người có tội duy nhất là sử dụng mạng xã hội để phản đối việc tước bỏ quyền tự do của Hong Kong".

"Ở tuổi 20, Tony Chung là người trẻ nhất bị kết án theo luật hà khắc này. Anh ấy sẽ không phải là người cuối cùng", ông nói thêm.

Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong vào tháng 6 năm 2020 sau khi phớt lờ luật của lãnh thổ này với sự đồng thuận của Đặc khu trưởng Hong Kong, Carrie Lam.

Đạo luật gây tranh cãi đã làm giảm quyền tự trị tư pháp của Hong Kong và giúp việc trừng phạt những người biểu tình và nhà hoạt động trở nên dễ dàng hơn. Luật cũng hình sự hóa việc ly khai, lật đổ và cấu kết với các thế lực nước ngoài và phải chịu mức án tối đa là chung thân.

Kể từ khi được ban hành, hơn 150 nhà hoạt động, nhà báo và chính trị gia ủng hộ dân chủ đã bị bắt theo luật, và có khoảng một nửa trong số họ bị buộc tội, AFP đưa tin.

1/30/21

Anh cấp visa dài hạn cho người Hồng Kông có hộ chiếu hải ngoại

 Thụy Mi - RFI

Người biểu tình giơ hộ chiếu Anh hải ngoại và cờ Hồng Kông thời thuộc địa tại một trung tâm thương mại, để phản đối luật an ninh Trung Quốc áp đặt tại Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 29/05/2020. AP - Kin Cheung

Anh Quốc hôm nay 29/01/2021 khẳng định muốn bảo vệ « quyền tự do và tự trị » của Hồng Kông thông qua loại visa mới có giá trị dài hạn cho các cư dân cựu thuộc địa, do Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới.


Những người dân Hồng Kông sở hữu hộ chiếu Anh hải ngoại (BNO) kể từ Chủ nhật 31/01 có thể xin cấp loại visa này, để sống và làm việc tại Anh trong 5 năm và sau đó có thể xin nhập quốc tịch. Từ trước đến nay, họ chỉ có quyền đến Anh 6 tháng và không được làm việc.

Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố việc mở rộng này giúp chứng minh « mối quan hệ lịch sử và hữu nghị sâu sắc với người dân Hồng Kông ». Ông khẳng định muốn « bảo vệ tự do và quyền tự trị, là những giá trị mà Anh và Hồng Kông vẫn gắn bó ».

Sự thay đổi này khiến Bắc Kinh giận dữ. Chính phủ Anh đã hứa hẹn như trên từ tháng 7/2020, để phản ứng việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới một cách độc đoán tại Hồng Kông, đàn áp dữ dội phong trào phản kháng. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm nay tái khẳng định luật này « vi phạm hiển nhiên và trầm trọng bản tuyên bố chung Anh-Trung Quốc » ký kết năm 1984.

Phí visa loại mới là 250 bảng Anh (280 euro), nhưng nếu muốn được hưởng dịch vụ y tế công, phải đóng nhiều hơn (3.120 bảng Anh cho người lớn, tương đương 3.500 euro).

Hiện nay có khoảng 350.000 người có hộ chiếu Anh hải ngoại, tăng gần gấp đôi kể từ khi nổ ra phong trào đòi dân chủ cách đây một năm rưỡi. Còn 2,9 triệu người Hồng Kông khác, sinh trước năm 1997, đều có thể xin cấp hộ chiếu này. Đã có 7.000 người Hồng Kông sở hữu BNO sang Anh sinh sống từ tháng 7/2020 đến giữa tháng 1/2021. Luân Đôn ước tính hệ thống mới sẽ thu hút đến 322.400 người trong 5 năm.

Bắc Kinh hôm nay loan báo sẽ từ bỏ việc công nhận loại hộ chiếu đặc biệt của Anh dành cho n
gười Hồng Kông. 

Đọc thêm:

12/5/20

Hồng Kông: Một thế hệ tù tội

RFI Thụy Mi ngày 4.12.2020

Ba khuôn mặt trẻ tiêu biểu là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) 24 tuổi, Chu Đình (Agnes Chow) 23 tuổi, Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam) 26 tuổi đã lãnh án 13 tháng rưỡi, 10 tháng và 7 tháng tù giam. Đối với Hoàng Chi Phong, nhà đấu tranh được thế giới biết đến nhiều nhất, đây là lần thứ tư anh phải vào tù. Trong một bài đăng trên Facebook một ngày trước phiên xử, anh nhắc lại những ngày tù tội : thức ăn tồi tệ, những song sắt nặng nề, sống chung đụng, hiếm khi được nhìn thấy bầu trời…

Bị tạm giam từ hôm 23/11, Hoàng Chi Phong bị biệt giam ba ngày. Anh viết : « Dù đã từng bị tù ba lần, việc bị tống vào xà-lim biệt giam vượt quá những gì tôi vẫn nghĩ. Cần phải có rất nhiều thời gian và năng lượng để giữ bình tĩnh và lấy lại tinh thần. Đèn trong phòng giam được mở 24/24, tôi phải kéo khẩu trang lên che mắt để cố ngủ ». Chủ tọa phiên tòa Wong Sze Lai nổi tiếng khắc nghiệt trong số các thẩm phán Hồng Kông, nói rằng những bản án nặng có tác dụng răn đe. Tuy nhiên với những người trẻ bị kết án mà Le Monde đã gặp gỡ thì chưa hẳn thế.

12/2/20

Hồng Kông kết án tù 3 nhà đấu tranh vì dân chủ

 

Hoàng Chi Phong và Lâm Lãng Ngạn được giải về nhà tù sau phiên tòa ngày 2/12/2020 tại Hồng Kông. AP - Kin Cheung

Ba gương mặt hàng đầu của phong trào đấu vì dân chủ ở Hồng Kông, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Chu Đình (Agnes Chow) và Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam) đã bị kết án tù ngày 02/12/2020, do đóng vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình ở đặc khu hành chính vào năm 2019.

Hoàng Chi Phong, 24 tuổi, đã bị tòa tuyên án 13 tháng rưỡi tù, Chu Đình 10 tháng và Lâm Lãng Ngạn 7 tháng. Trước đó, trong phiên xử ngày 23/11, cả ba nhà đấu tranh trẻ tuổi đều nhận những tội mà họ bị cáo buộc.

Thẩm phán Wong Sze Lai cáo buộc ba thanh niên này « đã kêu gọi người biểu tình bao vây trụ sở cảnh sát Hồng Kông và giương những khẩu hiệu thù nghịch với cảnh sát ». Bản án có hiệu lực ngay lập tức.

Theo AFP, Hoàng Chi Phong, khi được đưa ra khỏi phòng xử, đã hô to : « Những ngày tới sẽ khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ trụ vững ». Còn Chu Đình, 26 tuổi, bật khóc khi nghe tòa kết án.

Cả ba đều đã tham gia phong trào ủng hộ dân chủ ngày từ năm 2012 khi còn thiếu niên, để phản đối việc giảng dạy lòng yêu nước theo chương trình giáo dục của Hoa Lục. Hai năm sau, họ đứng đầu phong trào « Dù Vàng » yêu cầu bầu cử theo phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông. Phong trào đã chiếm đóng và làm tê liệt trung tâm thành phố trong suốt 79 ngày.

Đến năm 2019, phong trào phản kháng lại trỗi dậy sau dự luật dẫn độ. Trong khoảng 18 tháng, đã có hơn 10.000 người bị bắt, trong đó có nhiều gương mặt đấu tranh tiêu biểu. Rất nhiều người đã phải bỏ trốn sang Đài Loan, trong đó có 12 người bị Hải Cảnh Trung Quốc bắt giữ ngày 23/08 và sắp bị xét xử ở Hoa lục với cáo buộc « vượt biên trái phép và tổ chức vượt biên trái phép ».

Theo Reuters, hơn 150 nghị sĩ của 18 nước đã kêu gọi trưởng đặc khu Hồng Kông can thiệp để bảo đảm công bằng cho 12 thanh niên này. Trong bức thư ngỏ được đăng tối 01/12, những nghị sĩ này cho rằng nếu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga « tiếp tục không làm gì, thì như vậy bà hoàn toàn từ bỏ trách nhiệm phục vụ người dân Hồng Kông ».